Đã hòa lưới điện
Để những công nghệ và những giải pháp tương tự ngày càng được nhân rộng và phát triển, thời gian tới chính quyền TP cần tạo mọi điều kiện như cơ chế, chính sách, hỗ trợ kinh phí, mặt bằng, thuế… để biến nguồn rác thực sự có ích trong đời sống xã hội. PGS.TS Hồ Long Phi |
Đi vào hoạt động cuối tháng 4 vừa qua, đến nay Nhà máy Điện rác Gò Cát (quận Bình Tân) đã xử lý khoảng 500 tấn rác thải công nghiệp, đồng thời tái tạo ra 7MW điện hòa vào lưới điện quốc gia. Để biến thành năng lượng điện, nguồn rác công nghiệp (hỗn hợp rác) khi tập kết về nhà máy sẽ được đưa vào khoang chứa vận chuyển và nhả rác vào hệ thống máy cắt theo định lượng.
Tiếp đó, rác được đẩy vào lồng quay để tách bỏ kim loại. Sau khi cắt nhỏ, rác sẽ được đưa vào tổ hợp các máy ép định hình dạng viên nhằm chuẩn hóa tương đối trong điều kiện thiếu oxy và chuyển hóa từ pha rắn sang pha khí với thành phần khí cháy chủ yếu là CO2, H2…, dùng làm nhiên liệu chạy máy phát điện và cung cấp cho lưới điện quốc gia.
Theo Công ty TNHH Thủy lực - Máy (đơn vị thực hiện), trong quá trình hoạt động, máy phát điện đã hòa lưới điện quốc gia ổn định, không có sự cố, hệ thống chiếu sáng từ điện rác hiệu quả. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, mưa liên tục, kho bãi thiếu, thiếu mặt bằng lắp đặt hệ thống giải nhiệt nước làm nguội khí tổng hợp, đã gây nên tình trạng phát tán mùi.
Theo Công ty TNHH Thủy lực - Máy (đơn vị thực hiện), trong quá trình hoạt động, máy phát điện đã hòa lưới điện quốc gia ổn định, không có sự cố, hệ thống chiếu sáng từ điện rác hiệu quả. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, mưa liên tục, kho bãi thiếu, thiếu mặt bằng lắp đặt hệ thống giải nhiệt nước làm nguội khí tổng hợp, đã gây nên tình trạng phát tán mùi.
Để khắc phục tình trạng này, nhà máy sẽ lắp đặt, bao che các thiết bị ở khu vực khí hóa, hệ thống lọc tĩnh điện để không phát tán mùi. Bên cạnh đó, điều chỉnh hệ thống ống cấp khí cho các máy phát điện nhằm chạy đủ công suất của máy. Lắp đặt thêm các hệ thống lò khí đa nhiên liệu, cung cấp đủ khí cho các máy phát điện.
Theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, bãi rác Gò Cát có diện tích 25ha, toàn bộ thời gian chôn lấp rác thải sinh hoạt từ cuối năm 2000 và đến tháng 7-2007 đóng bãi. Từ khi ngưng hoạt động, khối lượng rác tại bãi trên 5,3 triệu tấn. Từ năm 2002, chính quyền TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị quản lý.
Theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, bãi rác Gò Cát có diện tích 25ha, toàn bộ thời gian chôn lấp rác thải sinh hoạt từ cuối năm 2000 và đến tháng 7-2007 đóng bãi. Từ khi ngưng hoạt động, khối lượng rác tại bãi trên 5,3 triệu tấn. Từ năm 2002, chính quyền TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị quản lý.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi về hạ tầng tại khu xử lý rác Gò Cát, đầu năm 2017 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị phối hợp cùng Công ty TNHH Thủy lực - Máy đề xuất với UBND TPHCM thực hiện đề án thực nghiệm xây dựng Nhà máy Điện rác Gò Cát. Để hỗ trợ cho hoạt động xử lý rác thải thành điện năng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng lưới điện nhằm hỗ trợ nhà máy điện rác hòa vào lưới điện quốc gia.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đi tham quan Nhà máy điện Gò Cát.
Cần nhân rộng và tạo chính sách mở
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Gia Long, Giám đốc Công ty TNHH Thủy lực - Máy, cho biết với công nghệ điện rác có thể xử lý chất thải rắn mà không cần phân loại, đây là yếu tố phù hợp với đặc thù rác thải của Việt Nam và là điểm khác biệt đối với một số công nghệ khác hiện nay. Bản chất của công nghệ điện rác là chuyển hóa các vật chất từ dạng rắn sang dạng khí, bằng phương pháp nhiệt hóa trong điều kiện thiếu ôxy nên không phát sinh ô nhiễm thứ cấp.
Ngoài ra, tỷ suất đầu tư các thiết bị công nghệ điện rác chỉ bằng 1/3 so với công nghệ của nước ngoài; chi phí vận hành dây chuyền thấp; nguồn rác được xử lý hết; dây chuyền tự động, khép kín nên hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người trong quá trình hoạt động; không sử dụng ống khói nên không gây phát thải khói bụi ra môi trường.
Nhận xét về công nghệ điện rác, PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM), cho rằng đây là mô hình cần được khuyến khích trong điều kiện môi trường tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, đang bị ô nhiễm bởi rác thải. Với tình trạng rác thải ngày một tăng và đang quá tải, việc xử lý rác thải với quy trình phù hợp mà không gây ô nhiễm môi trường không hề đơn giản. Do đó, giải pháp xử lý rác để tái tạo thành năng lượng là điều kiện tiên quyết để trở thành đô thị văn minh, sạch đẹp.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, đến nay dòng điện cung cấp từ nhà máy ổn định, vấn đề môi trường không bị ảnh hưởng, việc đốt rác thải công nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian tới cần lấy các mẫu khí thải đầu ra để thử nghiệm kỹ hơn các yếu tố như bụi, chì, kim loại nặng…
Nhận xét về công nghệ điện rác, PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM), cho rằng đây là mô hình cần được khuyến khích trong điều kiện môi trường tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, đang bị ô nhiễm bởi rác thải. Với tình trạng rác thải ngày một tăng và đang quá tải, việc xử lý rác thải với quy trình phù hợp mà không gây ô nhiễm môi trường không hề đơn giản. Do đó, giải pháp xử lý rác để tái tạo thành năng lượng là điều kiện tiên quyết để trở thành đô thị văn minh, sạch đẹp.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, đến nay dòng điện cung cấp từ nhà máy ổn định, vấn đề môi trường không bị ảnh hưởng, việc đốt rác thải công nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian tới cần lấy các mẫu khí thải đầu ra để thử nghiệm kỹ hơn các yếu tố như bụi, chì, kim loại nặng…
Đồng thời, hoàn chỉnh lắp đặt các hệ thống lọc hoặc xử lý khí để hạn chế mùi; đưa ra cách xử lý cho từng loại rác thải khác nhau để có thể xử lý được cả chất thải nguy hại. Song song đó, sở cũng sẽ kiến nghị TP các giải pháp và cơ chế thông thoáng nhằm kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước lẫn nước ngoài đầu tư những công nghệ mới, hiện đại vào lĩnh vực môi trường nhằm xây dựng TPHCM thành đô thị xanh, sạch, đẹp và văn minh.
Hiện trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận 1.500 tấn rác thải công nghiệp, 300-600 tấn rác nguy hại và 8.300 tấn rác thải sinh hoạt. TP phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ thực hiện phân loại 50% lượng rác thải tại nguồn và giảm tỷ lệ chôn lấp rác xuống 60%, và đến năm 2025 xuống còn 25%. Đồng thời, đưa ra các chính sách trợ giá cho các sản phẩm tái chế để khuyến khích chủ đầu tư thay đổi công nghệ xử lý rác.
Hiện trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận 1.500 tấn rác thải công nghiệp, 300-600 tấn rác nguy hại và 8.300 tấn rác thải sinh hoạt. TP phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ thực hiện phân loại 50% lượng rác thải tại nguồn và giảm tỷ lệ chôn lấp rác xuống 60%, và đến năm 2025 xuống còn 25%. Đồng thời, đưa ra các chính sách trợ giá cho các sản phẩm tái chế để khuyến khích chủ đầu tư thay đổi công nghệ xử lý rác.