Theo ông, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải trong việc quy hoạch phân khu chức năng trong quy hoạch đô thị là cần thiết. Đặc biệt, với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hạ tầng giao thông theo Thứ trưởng đang quá tải.
Với những khu vực như Hà Nội, đất dành cho giao thông được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo phải mức trên 20%. Tuy nhiên, thực tế, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều chưa đạt được tỷ lệ trên.
Riêng với ga Hà Nội, ông cho rằng, theo quy hoạch, đây là trung tâm liên vận tải quốc tế, kết nối giao thông quốc gia và đô thị nên cần xem xét những yếu tố khác như khu vực lân cận hay quy hoạch giao thông quốc gia.
“Trong giao thông, chúng tôi phải xem xét mật độ người sống khu vực đó, mật độ đường trên 1.000 người dân, mật độ đường trên 1km2. Những cái đó chúng tôi đang nghiên cứu kỹ và sẽ có ý kiến với Hà Nội trong thời gian tới,” Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2.000. Tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó, tái định cư tại chỗ cho dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Quy hoạch chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng…
Với những khu vực như Hà Nội, đất dành cho giao thông được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo phải mức trên 20%. Tuy nhiên, thực tế, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều chưa đạt được tỷ lệ trên.
Riêng với ga Hà Nội, ông cho rằng, theo quy hoạch, đây là trung tâm liên vận tải quốc tế, kết nối giao thông quốc gia và đô thị nên cần xem xét những yếu tố khác như khu vực lân cận hay quy hoạch giao thông quốc gia.
“Trong giao thông, chúng tôi phải xem xét mật độ người sống khu vực đó, mật độ đường trên 1.000 người dân, mật độ đường trên 1km2. Những cái đó chúng tôi đang nghiên cứu kỹ và sẽ có ý kiến với Hà Nội trong thời gian tới,” Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2.000. Tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó, tái định cư tại chỗ cho dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Quy hoạch chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng…