Chuyện không mới, cứ xới lại
Theo thống kê của Sở GTVT, TP đang quản lý gần 8 triệu ô tô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ô tô các loại), chưa tính hàng ngày có khoảng 1 triệu xe mang biển số tỉnh lưu thông vào TP. Với số lượng phương tiện này, kẹt xe đang là nỗi ám ảnh thường trực của người dân TP. Do vậy dù sớm hay muộn đô thị lớn nhất nước này phải có lộ trình hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy.
Theo thống kê của Sở GTVT, TP đang quản lý gần 8 triệu ô tô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ô tô các loại), chưa tính hàng ngày có khoảng 1 triệu xe mang biển số tỉnh lưu thông vào TP. Với số lượng phương tiện này, kẹt xe đang là nỗi ám ảnh thường trực của người dân TP. Do vậy dù sớm hay muộn đô thị lớn nhất nước này phải có lộ trình hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy.
Cách đây hơn 10 năm, các cơ quan chức năng của TP đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế xe cá nhân, nhưng sau đó rơi vào im lặng do các chính sách hạn chế xe cá nhân chưa thực sự hiệu quả, chưa được sự ủng hộ của đại bộ phận cư dân. Quan điểm đề xuất các giải pháp còn gây tranh cãi, như cấm xe máy hay cấm ô tô? Tại sao cấm xe máy khi các phương tiện giao thông công cộng còn kém phát triển?…
Mới đây, Sở GTVT đã trình UBND TP đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”, trong đó đề xuất hạn chế và tiến tới cấm xe máy tại khu vực trung tâm, gồm các quận 1, 3, 5, 10. Trước mắt, đề án đề xuất hạn chế xe máy lưu thông một số tuyến đường, tiến tới cấm xe máy ở khu trung tâm vào năm 2030.
Đề án cũng xác định hệ thống vận tải hành khách công cộng sẽ đảm bảo nhu cầu đi lại trong khu vực hạn chế, ở đây chủ lực là xe buýt. Cùng với hạn chế xe máy, đề án cũng đề xuất kiểm soát việc đậu xe ô tô trong khu vực trung tâm TPHCM, xây dựng khung giá dịch vụ giữ xe theo giờ và theo khu vực; hạn chế cấp phép giữ xe trên lòng đường, vỉa hè, đặc biệt là khu vực trung tâm, tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô đến 9 chỗ…
Hầu hết các con hẻm ở TPHCM đều bị lấn chiếm buôn bán, liệu đưa buýt mini vào hẻm có khả thi?
Tuy nhiên, Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường lại có quan điểm khác với đề án nêu trên. Ông cho rằng đến năm 2030 TPHCM chưa cấm xe gắn máy. Theo ông, TP sẽ nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp mà đề án nêu để kiểm soát việc sử dụng loại xe này cùng các phương tiện giao thông cá nhân khác. Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định: “Chỉ khi nào chứng minh có đủ phương tiện giao thông công cộng cho người dân đi lại TP mới tính đến việc cấm xe máy”.
Thiếu khả thi
Thiếu khả thi
Trong lúc đang tranh cãi quanh vấn đề cấm xe máy vào trung tâm TP, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Trung tâm) đã trình Sở GTVT chủ trương đầu tư dự án “Phát triển dòng xe mi ni buýt để tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng TPHCM”. Đề án này cũng đã được trình lên UBND TPHCM
Theo Trung tâm, hiện nay vận tải hành khách công cộng TPHCM chỉ đáp ứng gần 10% nhu cầu đi, lại và có xu hướng bão hòa trong giai đoạn vừa qua. Một trong những nguyên nhân chính do đa số các quận ở TP như Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 10... có rất nhiều đường hẻm, với 85% dân số cư ngụ trong các khu vực này, các hẻm có chiều rộng thực tế 3-6m không phù hợp với xe buýt lớn và xe buýt trung.
Các tuyến xe buýt không thể đi sâu vào các khu vực đông dân và người dân rất khó tiếp cận với xe buýt vì khoảng cách thường khá xa (từ 600-1.000m), trong khi theo khảo sát khoảng cách hợp lý cho việc tiếp cận xe buýt là trong vòng bán kính 200m. Điều này đã khiến người dân tham gia ít đi lại trên các tuyến xe buýt.
Trước mắt, Trung tâm sẽ đầu tư, đưa vào sử dụng 210 xe mi ni buýt từ 12-16 chỗ để phục vụ nhu cầu thu gom, trung chuyển hành khách từ các khu vực đường hẻm, đường nhỏ hẹp ra hệ thống giao thông công cộng của TP, đồng thời phục vụ nhu cầu đưa rước học sinh trong khu vực các quận 1, 10 và Tân Bình. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 77 tỷ đồng và giá vé sẽ được tính toán mức hợp lý nhất.
Khi nghe qua đề án này, nhiều người dân tỏ ra không tin tưởng vào giải pháp này. Những hộ dân ở các con hẻm phân tích phần lớn các con hẻm đều nhỏ, mật độ giao thông ngày càng đông đúc, lúc tắc đường xe máy chạy vào trong hẻm. Việc đưa xe buýt mi ni vào hẻm là khó khả thi, dễ gây ách tắc giao thông, nhất là vào giờ tan tầm. Có ý kiến cho rằng muốn đưa xe buýt mi ni vào lưu thông trong các hẻm phải dọn dẹp hàng quán, các chướng ngại vật. Đặc biệt ngành chức năng phải tính toán cho kỹ, bởi trong các hẻm có một số hộ có xe hơi, xe taxi có lúc vào đón - trả khách, đụng phải xe buýt thì kẹt cả chùm.
Thậm chí, nhiều người dân đã phản ứng mạnh, cho rằng lãnh đạo Sở GTVT, cùng các vị giáo sư, tiến sĩ, những người lập ra đề án đang ở những khu biệt thự, khu đô thị hiện đại, đường thông hè thoáng, đâu có hình dung tại các con hẻm ở các quận 1, quận 3 có đông đúc bà con sinh sống.
Tại đây, do lịch sử để lại, bà con bán quán ăn, nước giải khát, kinh doanh dịch vụ làm đẹp và vô số dịch vụ khác, truyền từ đời này sang đời khác. Chủ trương cho xe buýt tiếp cận với người dân hơn, giúp tăng số người sử dụng phương tiện công cộng là tốt. Tuy nhiên, giữa mục tiêu của đề án với thực tế sẽ có rất nhiều điểm khác biệt, cần nghiên cứu, tính toán kỹ, nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả như tăng nguy cơ ùn tắc giao thông trong hẻm, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường…
Để phát triển mạng lưới xe buýt hiện nay, TP nên đầu tư phát triển hệ thống xe buýt, các phương tiện công cộng, hệ thống trung chuyển tại các tuyến đường chính, khu vực trung tâm, sân bay… Thay vì đầu tư xe buýt mi ni để chạy vào các đường hẻm tại TP không mấy khả khi.