Báo SGGP hướng dẫn về đối tượng, nội dung, hình thức, tài liệu và thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Căn cứ Nghị quyết 194 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 195 của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (sau đây gọi là Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp) ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết).
Đối tượng lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013
- Các tầng lớp nhân dân;
- Các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;
- Các chuyên gia, nhà khoa học;
Nội dung lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013
Lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (có tài liệu gửi kèm theo), bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.
Hình thức tổ chức lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013
- Các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân nêu tại mục III Kế hoạch 05.
- Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.
- Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tài liệu lấy ý kiến
Tài liệu phục vụ lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp bao gồm:
- Kế hoạch 05 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết;
- Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.
Các tài liệu trên được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian lấy ý kiến
Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 6-5 và hoàn thành vào ngày 5-6. Riêng trên ứng dụng VNeID, Bộ Công an có trách nhiệm thiết lập và quản lý hệ thống tiện ích để người dân có thể trực tiếp góp ý kiến về dự thảo nghị quyết trên ứng dụng VNeID, bắt đầu từ ngày 6-5 và kết thúc vào ngày 29-5.
Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai. Bộ cũng sẽ tổng hợp kết quả từ các kênh tiếp nhận ý kiến khác nhau, xây dựng báo cáo của Chính phủ và dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân, trình Chính phủ xem xét, thông qua trước ngày 3-6. Báo cáo sau đó sẽ được gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chậm nhất vào ngày 5-6.
- Qua ứng dụng VNeID;
- Qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội hoặc Chính phủ:
+ Đóng góp ý kiến qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội tại đường link: https://duthaoonline.quochoi.vn/dt/nghi-quyet-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-nam-2013/250506073551614075
+ Đóng góp ý kiến qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại đường link: https://chinhphu.vn/du-thao-vbqppl/du-thao-nghi-quyet-cua-quoc-hoi-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-c-7481
- Gửi ý kiến bằng văn bản: gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân được nêu tại mục III Kế hoạch 05.
- Gửi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản đến Báo Sài Gòn Giải Phóng qua địa chỉ 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM hoăc qua địa chỉ e-mail: bandoc@sggp.org.vn; sggponline@sgpp.org.vn.
BAN CTBĐ-CTXH