Không chỉ các dự báo tăng trưởng GDP, một bằng chứng rất thuyết phục khác là Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực trong lần đánh giá gần nhất.
Ở thời điểm này, mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, song mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ ước đạt 5,8% (thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản của Chính phủ). So với mục tiêu tăng trưởng GDP mà Quốc hội, Chính phủ đề ra để phấn đấu (lần lượt là 6% và 6,5%), thì khoảng cách còn rất lớn.
Ở thời điểm này, mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, song mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ ước đạt 5,8% (thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản của Chính phủ). So với mục tiêu tăng trưởng GDP mà Quốc hội, Chính phủ đề ra để phấn đấu (lần lượt là 6% và 6,5%), thì khoảng cách còn rất lớn.
Nếu như đợt dịch Covid-19 diễn ra vào cuối tháng 1 đã khiến cho tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 4,48% (thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với kịch bản là 5,12%), thì làn sóng lần 4 này có lẽ sẽ “cuốn trôi” không dưới 1 điểm phần trăm so với kịch bản quý II.
Nói cách khác, hoặc kịch bản tăng trưởng phải thay đổi, hoặc tốc độ tăng trưởng của quý III, IV phải cao hơn mức kịch bản đề ra, lần lượt là 6,78% và 7,16%.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH-ĐT gấp rút chuẩn bị đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19. Đề án đang trong quá trình hoàn thiện lần cuối, song nguồn tin từ bộ này cho biết, các chính sách, giải pháp đề xuất sẽ được phân thành 2 nhóm chính.
Nhóm 1 là các chính sách, giải pháp có thể ban hành, thực hiện được ngay và có tác động tức thì, để thúc đẩy tăng trưởng năm 2021. Nhóm 2 là các chính sách, giải pháp mang tính căn cơ, dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.
Trong khi các chính sách trong dài hạn, như đã được đề cập nhiều trong các chính sách, chiến lược của Chính phủ, thì những giải pháp quyết liệt, thực hiện nhanh, cho kết quả sớm là câu hỏi không dễ. Tuy nhiên trong ngắn hạn, có lẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (nhất là vốn ODA), thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa sẽ là những giải pháp không thể thiếu.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn tại nhiều nước trên thế giới, đây chính là thời điểm cần tổ chức lại công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng chủ động tiếp cận, tìm hiểu và hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Cùng với đó là chú trọng công tác đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, nắm bắt tình hình, có biện pháp kịp thời, phù hợp, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp thông qua miễn, giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời với việc thiết kế chính sách mới, cần sớm điều chỉnh, bổ sung các quy định đã có để nhanh chóng giải ngân gói hỗ trợ trước.
Cũng không thể không nói thêm rằng, kiểm soát được dịch Covid-19 là điều kiện tiên quyết để cỗ máy kinh tế vận hành trở lại một cách hiệu quả. Tiêm vaccine cho công nhân và ngăn không cho dịch bệnh lây lan, bùng phát trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng chắc chắn phải nằm trong danh sách những việc ưu tiên hàng đầu để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng.
Cũng không thể không nói thêm rằng, kiểm soát được dịch Covid-19 là điều kiện tiên quyết để cỗ máy kinh tế vận hành trở lại một cách hiệu quả. Tiêm vaccine cho công nhân và ngăn không cho dịch bệnh lây lan, bùng phát trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng chắc chắn phải nằm trong danh sách những việc ưu tiên hàng đầu để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng.