Campuchia thu hút đầu tư

Các công ty nước ngoài đang đổ xô đến Campuchia vì một lý do đơn giản: giảm phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc do có nhiều vấn đề phát sinh với các nhà đầu tư nước ngoài tại đó. Lương lao động phổ thông tăng mạnh, gấp 4 lần trong vòng 10 năm qua do làn sóng bùng nổ xây dựng nhà máy ở Trung Quốc. Từ năm ngoái, việc tìm kiếm lao động ngày càng khó do hậu quả của chính sách một con.

Các công ty nước ngoài đang đổ xô đến Campuchia vì một lý do đơn giản: giảm phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc do có nhiều vấn đề phát sinh với các nhà đầu tư nước ngoài tại đó. Lương lao động phổ thông tăng mạnh, gấp 4 lần trong vòng 10 năm qua do làn sóng bùng nổ xây dựng nhà máy ở Trung Quốc. Từ năm ngoái, việc tìm kiếm lao động ngày càng khó do hậu quả của chính sách một con.

Tiffany & Company đang lẳng lặng xây dựng một nhà máy đánh bóng kim cương ở Campuchia. Một vài nhà sản xuất lớn nhất của Nhật Bản cũng gấp rút thiết lập hoạt động ở Phnom Penh để sản xuất hệ thống điện cho xe hơi và màn hình cảm ứng, thiết bị rung cho điện thoại di động.

Các công ty châu Âu cũng không chịu lép vế, đang mở nhà máy sản xuất giày khiêu vũ và vải lót kính mát tại đó. “Cứ vài ngày tôi lại nhận được điện thoại yêu cầu giúp đỡ chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang đây” - Bradley Gordon, một luật sư Hoa Kỳ làm việc ở Phnom Penh, cho biết.

Công nhân đến làm ở Đặc khu kinh tế Phnom Penh, Campuchia.

Công nhân đến làm ở Đặc khu kinh tế Phnom Penh, Campuchia.

Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn gặp vấn đề tiền lương khi chuyển khỏi Trung Quốc. Dân số, nền kinh tế và thậm chí sản lượng điện ở hầu hết các nước Đông Nam Á đều nhỏ hơn nhiều tỉnh ở Trung Quốc. Khi các công ty đổ xuống phía Nam, họ nhanh chóng đẩy mức lương tại đó lên.

Chỉ có một ít công ty, chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thấp như may mặc, da giày, có kế hoạch thoát ly hẳn khỏi Trung Quốc. Đa số công ty xây nhà máy mới ở các nước Đông Nam Á để cung ứng cho hoạt động ở Trung Quốc. Thị trường nội địa tăng trưởng nhanh của Trung Quốc, dân số lớn và lượng khu công nghiệp khổng lồ vẫn rất hấp dẫn các công ty, trong khi năng suất ở Trung Quốc cũng tăng nhanh trong nhiều ngành công nghiệp.

“Người ta không có chiến lược rời bỏ Trung Quốc, mà chỉ muốn thiết lập các hoạt động song song để giảm rủi ro” - theo Bretton Sciaroni, một luật sư Hoa Kỳ tại Campuchia. Trong các nhà sản xuất Nhật Bản, Sumitomo đang sản xuất hệ thống dây điện cho xe hơi, Minebea sản xuất linh kiện điện thoại và Denso sản xuất bugi xe gắn máy ở Campuchia.

Dù lương và phúc lợi cho người lao động vẫn còn thấp, nhưng làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh (70% năm 2011) đã giúp hàng triệu người Campuchia thoát cảnh cùng cực. FDI ở Campuchia tăng đạt 1,5 tỷ USD trong năm ngoái.

Khi các công ty cạnh tranh thu hút nhân lực, điều kiện lao động trong khu vực đang được cải thiện. Pactics, công ty hàng đầu trong ngành kính mát sang trọng, đã triển khai những chế độ phúc lợi mới mẻ cho người lao động ở Campuchia như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, học bổng và ăn trưa miễn phí.

Vì chi phí ở Campuchia cực kỳ thấp, chẳng hạn việc đi khám bệnh chỉ tốn vài USD, toàn bộ chi phí phúc lợi cho mỗi công nhân vẫn chưa đến 130USD/tháng. Trong khi đó, tại nhà máy của công ty ở Thượng Hải, mỗi công nhân tốn 560-640USD/tháng. Năng suất của công nhân Campuchia thấp hơn 15-30% so với ở Thượng Hải, nhưng đang dần được cải thiện.

Tổng phúc lợi cho công nhân tăng tới 65% trong năm qua ở Campuchia. Tại Đặc khu Kinh tế Phnom Penh, Minebea đang cố thu hút công nhân bằng việc xây dựng một khu ký túc xá hiện đại 4 tầng, đủ chỗ cho 2.000 công nhân với phòng 6 giường ngủ và 1 hội trường lớn. Tuyển dụng ở đặc khu đã tăng gấp đôi từ đầu năm, lên 20.000 công nhân, và dự kiến tăng lên 40.000 vài năm tới, theo Giám đốc đặc khu Hiroshi Uematsu.

Tatiana Olchanetzky, một nhà tư vấn sản xuất cho các công ty trong ngành túi xách, cho biết đã phân tích chi phí trong việc chuyển dịch hoạt động từ Trung Quốc sang các nước như Campuchia, Philippines và Việt Nam.

Theo đó, chi phí tiết kiệm được rất nhỏ, nhưng nhiều nhà sản xuất vẫn muốn chuyển dịch vì người tiêu dùng phương Tây ngày càng lo ngại khi bị phụ thuộc vào một nước duy nhất. “Dù chuyển đến một nước mới với hệ thống cung ứng chưa phát triển sẽ có nhiều rủi ro, nhưng họ tin rằng ở lại Trung Quốc cũng gặp nhiều rủi ro” - bà Olchanetzky nói.

Các tin khác