Cần sự đồng thuận

Từ ngày 11-4 các NHTM đồng loạt hạ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 13%/năm xuống 12%/năm, trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng 4%/năm theo Thông tư 08 của NHNN. Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 tháng NHNN đã điều chỉnh trần lãi suất huy động 2 lần nhằm thực hiện lộ trình đến cuối năm lãi suất huy động về mức 10%/năm. Tuy nhiên, điều cần phải làm lúc này là nhanh chóng kéo giảm lãi suất cho vay.

Từ ngày 11-4 các NHTM đồng loạt hạ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 13%/năm xuống 12%/năm, trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng 4%/năm theo Thông tư 08 của NHNN. Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 tháng NHNN đã điều chỉnh trần lãi suất huy động 2 lần nhằm thực hiện lộ trình đến cuối năm lãi suất huy động về mức 10%/năm. Tuy nhiên, điều cần phải làm lúc này là nhanh chóng kéo giảm lãi suất cho vay.

Tiên phong 14 NHTM mạnh

Mục tiêu kéo giảm lãi suất nhằm kéo giảm lãi suất cho vay là vấn đề cấp thiết hiện nay. Về lý thuyết, trần lãi suất huy động xuống 12%/năm, lãi suất cho vay ra khoảng 15-16%/năm là các NHTM đã có lãi. Vấn đề là các NHTM có đồng thuận giảm lãi suất cho vay tương ứng với trần lãi suất huy động hay không.

Hiện tại NHNN giảm trần lãi suất huy động nhưng không áp trần lãi suất cho vay, chỉ kêu gọi các NHTM thực hiện đúng quy định về trần lãi suất, tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, đối với các khoản vay không đúng hạn, NHNN yêu cầu các NHTM chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.

Trong cuộc họp mới đây với 14 NHTM, Thống đốc NHNN cho biết 14 NHTM được mời dự họp là những NH mạnh. Trong đề án tái cấu trúc NH, có đề cập tới việc sẽ giảm từ 37 NH hiện nay xuống còn khoảng 25 NH, trong đó khoảng 15 NH mạnh, được phép hoạt động đa năng.

Theo đó, nếu các NH trong số này thiếu thanh khoản NHNN sẽ cho vay tái cấp vốn mà không kèm theo bất cứ điều kiện kiểm soát nào. Vì vậy, NHNN yêu cầu các NH này nghiêm túc tuân thủ trần lãi suất huy động và tích cực tiên phong hạ lãi suất cho vay. NHNN cũng yêu cầu các NHTM có kiến nghị gì về việc tăng cho vay, cơ cấu lại nợ, gia hạn, giãn nợ... có thể gửi về NHNN xem xét.

Cần giải pháp tổng thể

Theo một lãnh đạo của ACB, các NHTM lớn đã dự đoán được xu hướng giảm lãi suất, vì thế ngay sau khi NHNN công bố giảm trần huy động xuống 12%/năm, một loạt NHTM lớn công bố các gói tín dụng lãi suất ưu đãi 16,5-17%/năm. So với mức trên 20%/năm cuối năm ngoái, lãi suất cho vay hiện nay đã giảm khá nhiều, nhưng thực tế vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Nhiều NHTM cho rằng phải có độ trễ nhất định lãi suất đầu ra mới giảm tương ứng cùng với lãi suất đầu vào. Hơn nữa, dù nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng NH không dám cho vay vì không đủ điều kiện, khả năng rủi ro cao. Ngược lại, những doanh nghiệp có sức khỏe tốt lại không muốn vay vì lãi suất vẫn cao.

Khách hàng đang giao dịch tại SCB. Ảnh: LÃ ANH

Khách hàng đang giao dịch tại SCB. Ảnh: LÃ ANH

Về một số ý kiến thắc mắc NHNN vừa bơm tiền ra lại vừa phát hành tín phiếu để hút tiền vào, Thống đốc NHNN giải thích do tình hình thanh khoản của các NH khác nhau nên không thể áp dụng biện pháp nâng mức dự trữ bắt buộc để NHNN lấy nguồn cho vay các nhu cầu tái cấp vốn...

Do đó, NHNN phát hành tín phiếu để thu hút vốn từ các NH có nguồn vốn dư để cho vay hỗ trợ thanh khoản và tái cấp vốn. Biện pháp này cho phép NHNN tác động điều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn. Lãi suất tín phiếu hiện tại là 12%, nếu NHNN đẩy mạnh bán có thể huy động được 100.000 tỷ đồng trong 1 tháng. Nhưng NHNN cho biết mức bán tín phiếu cũng được cân nhắc điều chỉnh để thị trường không thiếu thanh khoản.

Theo một chuyên gia NH, không thể trông chờ các NHTM sẽ giảm lãi suất cho vay theo kiểu chờ thị trường tự điều tiết, bởi lãi suất rẻ doanh nghiệp mới vay nhưng chỉ với doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ “đói vốn” vẫn rất khó tiếp cận được vốn giá rẻ.

Vì vậy, NHNN cần áp dụng công cụ khác như tái cấp vốn, khống chế biên lợi nhuận cho vay… mới có thể tạo được cú hích với lãi suất đầu ra.

Các tin khác