Chất lượng và uy tín

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, từng khẳng định hiện nay khi sản xuất các DN luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, không phân biệt thị trường nào khó tính hay dễ tính. Thực tế rất nhiều DN đã làm như vậy, nhưng không phải sản phẩm nào của Việt Nam khi xuất đi cũng đảm bảo được tính ổn định lâu dài về chất lượng. Câu chuyện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nhiều mặt hàng nông, thủy sản luôn là bài học đắt giá cho chúng ta.
 

Ngay khi hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, bên cạnh rất nhiều thông tin về cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, đặc biệt là mặt hàng nông sản được đăng tải, cũng có không ít cảnh báo trước về việc hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo chất lượng ổn định trong lâu dài, bởi Hàn Quốc vốn được xem là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Thực ra, không riêng Hàn Quốc, vấn đề chất lượng hiện nay được hầu hết quốc gia trên thế giới đặt làm yêu cầu đầu tiên khi cho phép nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào, thuộc bất cứ quốc gia nào.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, từng khẳng định hiện nay khi sản xuất các DN luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, không phân biệt thị trường nào khó tính hay dễ tính. Thực tế rất nhiều DN đã làm như vậy, nhưng không phải sản phẩm nào của Việt Nam khi xuất đi cũng đảm bảo được tính ổn định lâu dài về chất lượng. Câu chuyện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nhiều mặt hàng nông, thủy sản luôn là bài học đắt giá cho chúng ta.

Vậy nhưng mới đây nhất, những ngày đầu tháng 7 cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã thông tin phía Đài Loan đã trả về 80 tấn chè Việt Nam với lý do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trước đó, chè Việt Nam cũng khốn đốn với tin đồn nhiễm dioxin, nhưng sự việc lần này không còn là tin đồn. Các cơ quan chức năng đang cùng ngồi lại để đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải cứu cho chè Việt Nam. Rất nhiều vấn đề được bàn đến, không chỉ những giải pháp trước mắt mà cả những tính toán đường dài. Sự việc chè hay bất cứ sản phẩm nào bị trả về không chỉ gây thiệt hại kinh tế, còn làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Siết chặt chất lượng các sản phẩm xuất khẩu đang trở thành xu hướng tất yếu của thế giới. Nhưng đến khi nào chúng ta mới thôi “mất bò mới lo làm chuồng”, vì như thế sẽ thiệt hại không chỉ cho nông dân, cho DN mà cho cả thương hiệu của Việt Nam. Câu chuyện chất lượng và uy tín không biết sẽ còn phải nói tới khi nào. Chúng ta không chỉ ký kết hiệp định với Hàn Quốc mà sẽ ký kết nhiều FTA quan trọng khác. Khi các hàng rào thuế quan bị xóa bỏ cũng là lúc những hàng rào kỹ thuật được dựng lên cao và kỹ hơn. Hàng hóa Việt Nam nếu không nhanh chân chuẩn bị, chắc chắn sẽ bị loại trong sân chơi lớn.

Các tin khác