Ngày 18-5, bà Margrethe Vestager, Ủy viên châu Âu giám sát cạnh tranh, công bố phạt Facebook 110 triệu EUR (122,7 triệu USD) vì đã chia sẻ dữ liệu người dùng WhatsApp với Facebook, nhưng đã báo cáo với EU vào năm 2014 rằng không có khả năng đó.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), trong quá trình EC xem xét thương vụ Facebook mua lại dịch vụ nhắn tin WhatsApp vào năm 2014, Facebook đã nói với EC rằng không thể tự động kết hợp tài khoản người dùng Facebook và WhatsApp. Nhưng EC đã phát hiện rằng khả năng kỹ thuật kết hợp tài khoản người dùng đã có từ lúc đó và Facebook biết rõ điều đó.
Theo Vestager, Facebook đã hợp tác với cuộc điều tra và đã thừa nhận vi phạm, nếu không mức phạt có thể nặng hơn, đến 1% tổng doanh thu năm, tức 276 triệu USD theo kết quả năm 2016. Facebook cho biết sẽ không kháng cáo và án phạt này sẽ không đảo ngược quyết định của EC về việc Facebook mua lại WhatsApp và không liên quan các cuộc điều tra riêng về vấn đề bảo vệ dữ liệu.
Facebook đang lãnh nhiều án phạt ở châu Âu.
EC lệnh phạt Facebook trong cùng tuần lễ chính quyền Italia và Pháp cũng đã phạt Facebook liên quan việc chia sẻ dữ liệu người dùng. Cơ quan Giám sát dữ liệu (CNIL) của Pháp phạt 150.000EUR (165.645USD) với cả Tập đoàn Facebook và Facebook Ireland do không ngăn chặn dữ liệu người dùng bị các nhà quảng cáo truy cập.
Trong khi đó, Cơ quan Giám sát chống độc quyền Italia tuyên phạt 3 triệu EUR với dịch vụ nhắn tin WhatsApp vì buộc người dùng đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook, công ty mẹ WhatsApp. Mức phạt này thấp hơn mức tối đa 5 triệu EUR cơ quan quản lý Italia có thể phạt.
Theo giới phân tích, những khoản phạt đó chỉ là con số rất nhỏ với Facebook, mạng xã hội trong quý I năm nay kiếm được 3 tỷ USD thu nhập ròng và lợi nhuận khoảng 34 triệu USD/ngày. Khoảng 19.000 nhân viên toàn cầu của Facebook chỉ làm việc khoảng 3,5 ngày đã đủ trả khoản tiền phạt hơn 122 triệu USD của EU.
Theo giới phân tích, những khoản phạt đó chỉ là con số rất nhỏ với Facebook, mạng xã hội trong quý I năm nay kiếm được 3 tỷ USD thu nhập ròng và lợi nhuận khoảng 34 triệu USD/ngày. Khoảng 19.000 nhân viên toàn cầu của Facebook chỉ làm việc khoảng 3,5 ngày đã đủ trả khoản tiền phạt hơn 122 triệu USD của EU.
Tuy nhiên, những khoản phạt và thuế như vậy đã trở thành chi phí kinh doanh và đang trên đà tăng ở châu Âu, nơi ngày càng siết quy định với những công ty internet như Facebook và đối thủ chính là Google của Alphabet.
Các hoạt động của Facebook ở châu Âu cũng đang bị điều tra tại Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức. Bỉ và Hà Lan trong tuần qua cũng chỉ trích cách Facebook theo dõi người dùng vì mục đích quảng cáo. Tại Anh, đảng Bảo thủ, đang chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào đầu tháng tới, ngày 18-5 đã ra tuyên bố chính trị đề xuất phạt các công ty internet để tài trợ các nỗ lực chống lạm dụng trực tuyến.
Các nhà đầu tư có thể cân nhắc khi đặt cược vào cổ phiếu Facebook trước môi trường pháp lý ở châu Âu đang siết chặt với mạng xã hội này. Đã có thời gian các đại gia công nghệ gặp rắc rối với các nhà điều tra chống độc quyền tại Hoa Kỳ, nhưng ở châu Âu, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Các hoạt động của Facebook ở châu Âu cũng đang bị điều tra tại Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức. Bỉ và Hà Lan trong tuần qua cũng chỉ trích cách Facebook theo dõi người dùng vì mục đích quảng cáo. Tại Anh, đảng Bảo thủ, đang chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào đầu tháng tới, ngày 18-5 đã ra tuyên bố chính trị đề xuất phạt các công ty internet để tài trợ các nỗ lực chống lạm dụng trực tuyến.
Các nhà đầu tư có thể cân nhắc khi đặt cược vào cổ phiếu Facebook trước môi trường pháp lý ở châu Âu đang siết chặt với mạng xã hội này. Đã có thời gian các đại gia công nghệ gặp rắc rối với các nhà điều tra chống độc quyền tại Hoa Kỳ, nhưng ở châu Âu, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Cuộc chiến chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chống Microsoft gần 2 thập niên trước và cả nỗ lực ngăn chặn hãng phần mềm Oracle mua lại một đối thủ vài năm sau đó dường như không còn thấy trong công nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, châu Âu vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ công nghiệp này, như việc đã phạt Facebook vừa qua và đang tiếp tục điều tra Google về quảng cáo và thu thập dữ liệu. Amazon, Apple, Google và Microsoft đều là những tập đoàn đang trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra chống độc quyền của châu Âu trong 2 thập niên qua.