Chết… trên tiềm năng to lớn

Là một trong những người công tác lâu năm trong ngành trái cây, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam, gửi bài tham luận đến Ban Tổ chức hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững”, bày tỏ nhiều nỗi bức xúc của một người “trong cuộc”: Sản xuất trái cây ở nước ta vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, tự phát, chưa có liên kết sản xuất, HTX ở ta chỉ là hình thức mà chưa cho hiệu quả cao như HTX ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Sản xuất và lưu thông phân phối chưa theo chuỗi giá trị, bị cắt khúc, nên mặc dù nông dân bán ra với giá thấp, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá rất cao.

Là một trong những người công tác lâu năm trong ngành trái cây, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam, gửi bài tham luận đến Ban Tổ chức hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững”, bày tỏ nhiều nỗi bức xúc của một người “trong cuộc”: Sản xuất trái cây ở nước ta vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, tự phát, chưa có liên kết sản xuất, HTX ở ta chỉ là hình thức mà chưa cho hiệu quả cao như HTX ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Sản xuất và lưu thông phân phối chưa theo chuỗi giá trị, bị cắt khúc, nên mặc dù nông dân bán ra với giá thấp, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá rất cao.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều công ty xuất khẩu trái cây, nhưng Việt Nam chưa có công ty xuất khẩu nào có thương hiệu trên thế giới như một số nước. Thí dụ, ở New Zealand có Công ty Zespri chuyên xuất khẩu trái kiwi, Hoa Kỳ có Công ty  Dole chuyên lo xuất khẩu chuối già, dứa, xoài. 

Xuất khẩu trái cây ở ta hiện nay do rất nhiều công ty nhỏ, cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá. Việc này khác hoàn toàn với mô hình một công ty lo xuất khẩu chỉ vài mặt hàng của nước ngoài nhưng họ lo từ A đến Z, tức họ tự tổ chức sản xuất, đóng gói, đến xuất khẩu và cả tiếp thị quảng bá sản phẩm, nên không có việc cạnh tranh hạ giá, không có việc chất lượng không đồng đều, và cũng không có việc mạnh ai nấy đi tiếp thị sản phẩm như chúng ta đang làm.

Ông Châu cho rằng đóng gói trái cây trước khi vận chuyển tiêu thụ ngay cả trong nước hiện nay còn  quá kém, thua kém các nước phát  triển đến vài chục năm, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn. Trong lúc đó, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trái cây được phân loại, đóng gói theo kích cỡ trái và độ ngọt của từng trái. Bên ngoài thùng trái cây của họ ghi rõ chất lượng trái trong thùng, nếu là trái to và ngọt hơn sẽ được bán với giá cao hơn.  

Thực tế tồn tại ngành cây ăn quả nước ta là đến nay vẫn chưa có vùng chuyên canh sản xuất lớn. Chính sách đề ra liên kết 4 nhà, nhưng thật sự mối liên kết rất yếu và chưa có “nhà” nào làm nhạc trưởng, với vai trò trách nhiệm xuyên suốt để tạo nên chuỗi giá trị sản xuất mặt hàng trái cây. Để tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn đối với sản phẩm nông nghiệp như Quyết định 899 TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, “nhạc trưởng” hiện nay phải là Nhà nước, tư nhân chưa đảm nhiệm việc này. Vì chỉ có Nhà nước mới có vai trò chỉ đạo, quy hoạch và triển khai được việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lớn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị sau thu hoạch. Mặt khác, công tác tiếp thị, quảng bá của ta vẫn chưa đủ tầm, chưa chuyên nghiệp. Tại thị trường các nước phát triển Âu-Mỹ hiện nay, người ta chỉ thấy bày bán sản phẩm cùng loại của Thái Lan, từ trái cây cho đến các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, gạo, tương ớt, ớt ngâm giấm, tỏi ngâm giấm..., thiếu vắng hẳn sản phẩm Việt Nam.

Điều đáng nói tiềm năng nước ta rất lớn trong việc sản xuất các loại hoa quả. Điều kiện khí hậu của ĐBSCL và kinh nghiệm sản xuất của nông dân cả nước rất tốt, họ có thể cho cây trái ra quả quanh năm, mà các nước khó có được. Đây là một lợi thế rất lớn, cần khai thác tối đa. Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản cây chỉ cho trái từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Ở nhiều nước Đông Nam Á, cây chỉ cho trái vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8. Nghịch lý là ở chỗ ta có ưu thế nhiều giống trái cây ngon nhưng không cạnh tranh được trên thị trường nội địa lẫn quốc tế. Nhà vườn hiện nay có thể cung ứng sản phẩm quanh năm, lại bí đầu ra. TS. Nguyễn Minh Châu quả quyết những trái đặc sản, như xoài cát Hòa Lộc và bưởi da xanh có trồng bao nhiêu ở ĐBSCL cũng không đủ xuất khẩu, vì quá ngon so với giống cùng loại ở các nước lân cận. Mà những giống này có thể cho trái bất kỳ lúc nào theo ý muốn của nhà vườn. Vấn đề còn lại là tổ chức thị trường, bảo đảm tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu.

Sản xuất với kiểu cách cũ, phó mặc may rủi như hiện nay dù chúng ta có nhiều giống ngon, nông dân giỏi cũng không thể làm ăn lớn, không thể làm giàu. Nông nghiệp ở Australia, từ học hỏi kinh nghiệm trồng xoài ở ĐBSCL, nông dân Việt Nam tại Australia đã cho trái xoài chín trước 2 tháng so với nông dân bản địa cùng điều kiện. Nhờ vậy, từ những người khó khăn lúc mới qua, đến nay rất nhiều nông dân Việt Nam tại Australia đã đạt lợi nhuận cả triệu USD mỗi năm nhờ bán xoài sớm.

Các tin khác