Chỉ cần thị trường

Đến nay ngành cơ khí chưa khắc phục được tình trạng chia cắt, phân tán. Các chỉ tiêu đối với các phân ngành quan trọng như thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng và đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ô tô và giao thông vận tải đều đạt kết quả rất thấp so với chiến lược đã đề ra. Các sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ khá mang thương hiệu Việt Nam ít ỏi, phụ thuộc vào nhập khẩu. Hàng năm, nhập siêu các thiết bị phụ tùng cơ khí vẫn rất lớn. Năm 2013 và 2014 nhập siêu khoảng 14 tỷ USD.

Theo Kết luận số 25-KL/TW năm 2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, đến năm 2010 ngành sẽ đáp ứng tối thiểu 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước. Tuy nhiên, thông tin từ hội thảo do Bộ Công Thương tổ chức đầu tuần cho thấy mục tiêu này đã hoàn toàn phá sản. Theo đó, các chỉ tiêu chính về sản xuất, kinh doanh của ngành cơ khí tuy năm sau cao hơn năm trước, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước tính đến năm 2014 mới đạt 32,12%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược 40-50% vào năm 2010.

 

Đến nay ngành cơ khí chưa khắc phục được tình trạng chia cắt, phân tán. Các chỉ tiêu đối với các phân ngành quan trọng như thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng và đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ô tô và giao thông vận tải đều đạt kết quả rất thấp so với chiến lược đã đề ra. Các sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ khá mang thương hiệu Việt Nam ít ỏi, phụ thuộc vào nhập khẩu. Hàng năm, nhập siêu các thiết bị phụ tùng cơ khí vẫn rất lớn. Năm 2013 và 2014 nhập siêu khoảng 14 tỷ USD.

Cuộc hội thảo trên được Bộ Công Thương tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2035. Chiến lược mới đề ra khá nhiều mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025 ngành cơ khí Việt Nam có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số phân ngành, lĩnh vực cơ khí có khả năng cạnh tranh. Cụ thể, năm 2025, tỷ trọng ngành cơ khí chiếm trên 21% trong cơ cấu ngành công nghiệp; đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2035 đáp ứng trên 60%...

Để đạt được những mục tiêu này, chiến lược mới cũng xây dựng nhiều giải pháp, như ban hành các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, bao gồm các ưu đãi về thuế, biện pháp hỗ trợ đầu tư kinh doanh; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngành; nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất, kinh doanh tại các nhà máy cơ khí…

Tuy nhiên, tại hội thảo nhiều doanh nghiệp cơ khí tỏ ra không mấy quan tâm tới các chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế hay đất đai. Tất cả đều chung một mong muốn Nhà nước cần tập trung cơ chế để tạo thị trường cho cơ khí Việt Nam phát triển. Từ thực tế hoạt động, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết đối với doanh nghiệp cơ khí, quan trọng nhất là thị trường, vì dù có cơ chế tốt nhưng không có thị trường, đầu tư cũng phá sản.

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, nói doanh nghiệp không cần xin hỗ trợ, chỉ xin được... giao việc: "Đối với nhà máy nhiệt điện, chúng tôi làm được máy biến áp, hệ thống máy nghiền bi, hệ thống băng tải, hệ thống kết cấu thép… và rất nhiều đồng nghiệp có thể thiết kế, chế tạo được các thiết bị khác. Chúng tôi sẵn sàng đấu thầu cạnh tranh sòng phẳng với tổng thầu nước ngoài. Như năm 2012, chúng tôi trúng gói thầu 135 tỷ đồng, trong khi nếu rơi vào tay nước ngoài là 155 tỷ đồng".

Trong khi đó, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí, đề nghị trong chiến lược phát triển cần xác định những ngành nào cần Nhà nước hỗ trợ, ngành nào để thị trường xác định. Theo ông Sáng, doanh nghiệp cơ khí khi có thị trường đều tự đầu tư phát triển. Do đó, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ thị trường, vì khi tham gia TPP và FTA đều phải xóa bỏ những cơ chế chính sách hỗ trợ.

Vấn đề tạo thị trường cho ngành cơ khí không phải mới được đề cập. Trong Kết luận số 25 năm 2003, Bộ Chính trị đã chỉ rõ một trong những hạn chế là chưa tích cực tổ chức thị trường trong nước để tạo điều kiện cho sản xuất cơ khí phát triển. Trong phần giải pháp, kết luận này yêu cầu phải tổ chức tốt thị trường trong nước cũng như tạo điều kiện để ngành cơ khí đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm.

Tuy nhiên, sau 12 năm, đây vẫn là điểm yếu cơ bản của ngành cơ khí. Bởi vậy, thay vì hướng tới những mục tiêu, giải pháp quá cao xa, chiến lược mới nên tập trung giải quyết ngay những bức xúc của doanh nghiệp, thực hiện tốt những yêu cầu chiến lược cũ đã nêu ra hơn 10 năm trước.

Các tin khác