Chính sách hậu khủng hoảng (K1): Kiểm soát lãi suất

Trước khủng hoảng, các ngân hàng chỉ cần làm một việc đơn giản là tăng lãi suất ngắn hạn để ngăn cản hoạt động vay mượn khi lạm phát lên cao, hoặc hạ lãi suất xuống để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Nhưng kể từ khi khủng hoảng xảy ra, họ phải dùng đến những công cụ khác để gián tiếp kiểm soát lãi suất.

Trước khủng hoảng, các ngân hàng chỉ cần làm một việc đơn giản là tăng lãi suất ngắn hạn để ngăn cản hoạt động vay mượn khi lạm phát lên cao, hoặc hạ lãi suất xuống để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Nhưng kể từ khi khủng hoảng xảy ra, họ phải dùng đến những công cụ khác để gián tiếp kiểm soát lãi suất.

Công cụ lãi suất mất tác dụng

Suy thoái kinh tế đi kèm với khủng hoảng tín dụng vào mùa thu năm 2008 là một cú đánh mạnh vào tiêu dùng. Để đáp lại, các ngân hàng trung ương tại các nước giàu đua nhau cắt giảm lãi suất chính. Đến đầu năm 2009, nhiều nước đã đưa lãi suất về mức cận zero. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng vẫn không cải thiện.

Trong khi đó, lãi suất thấp khiến người dân đua nhau rút tiền từ các ngân hàng để đầu tư vào những nơi sinh lợi cao hơn, làm các ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế phát triển phải đối mặt với một sự sụp đổ hệ thống.

Thực ra, trong những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản từng sụp đổ mạnh sau khi “bong bóng” tài sản bị vỡ. Đối mặt với tăng trưởng yếu và giảm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng zero trước khi bắt tay vào một loạt thí nghiệm với các công cụ tiền tệ chưa từng có.

Mặc dù hiệu quả của BOJ bị coi là đáng thất vọng, nếu không nói là thất bại hoàn toàn, nhưng các ngân hàng trung ương những nước giàu cũng có thể rút ra nhiều bài học cho chính mình.

Thông thường các chính sách mới được chia làm 2 nhóm chính: mua tài sản và "định hướng chính sách" (forward guidance). Mua tài sản là sự mở rộng một cách tự nhiên của các hoạt động thường ngày ở các ngân hàng trung ương. Thí dụ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) từ lâu đã mua trái phiếu kho bạc và trái phiếu khác với kỳ hạn ngắn để tăng cung tiền và giảm lãi suất ngắn hạn.

Sau khi lãi suất cơ bản giảm gần bằng không, FED bắt đầu mua chứng khoán dài hạn, bao gồm cả trái phiếu kho bạc 10 năm và chứng khoán thế chấp, để giảm chi phí vay mượn dài hạn. In tiền để mua tài sản được gọi là "nới lỏng định lượng" (các gói QE). Do các ngân hàng trung ương thường công bố kế hoạch mua như một sự gia tăng lượng dự trữ mục tiêu của ngân hàng.

QE đầu tiên của BOJ được thực hiện năm 2001 khi hứa sẽ mua 400 tỷ Yên trái phiếu chính phủ mỗi tháng để nâng mức dự trữ lên 5.000 tỷ Yên. Các ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản đều đã triển khai QE kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, mua một lượng lớn các tài sản tài chính.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế đánh giá về QE khác nhau. Các ngân hàng trung ương nhấn mạnh đến "hiệu ứng danh mục đầu tư cân bằng". Khi một ngân hàng trung ương mua trái phiếu từ các nhà đầu tư với tiền mới được in ra, các nhà đầu tư dùng số tiền đó để tái cân bằng danh mục đầu tư bằng cách mua các tài sản có độ rủi ro và chín muồi khác nhau.

Qua đó, họ làm tăng giá tài sản và giảm lãi suất (tăng cầu trái phiếu giúp chúng được bán với lợi suất thấp hơn). Khi chi phí vay rẻ hơn khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nhiều hơn.

Định hướng chính sách

Định hướng chính sách là nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế bằng cách báo hiệu rõ hơn về các chính sách trong tương lai của các ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, năm 1999 BOJ lần đầu tiên dùng biện pháp này khi hứa sẽ giữ lãi suất gần bằng không cho đến khi quan ngại giảm phát không còn. Cho đến nay nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã học theo công cụ này.

Đầu năm 2009, FED cho biết sẽ giữ lãi suất thấp “thêm một thời gian nữa”. Vào tháng 8-2011, FED cụ thể hóa “thời gian nữa” là “ít nhất đến giữa năm 2013”. Tháng 12-2012, FED điều chỉnh tín hiệu của mình một lần nữa khi thông báo rằng lãi suất sẽ ở mức thấp cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ít nhất 6,5% và lạm phát không quá 2,5%.

Tương tự, vào tháng 8 năm nay, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cam kết sẽ không tăng lãi suất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7%, với điều kiện thị trường vẫn ổn định và lạm phát vẫn ở mức thấp.

Các ngân hàng trung ương phải đưa ra nhiều công cụ đột phá để kiểm soát lãi suất (Minh họa: Economist).

Các ngân hàng trung ương phải đưa ra nhiều công cụ
đột phá để kiểm soát lãi suất (Minh họa: Economist).

Ngoài ra, các nhà đầu tư phản ứng với lãi suất “thật” hay lãi suất trừ đi lạm phát. Khi lạm phát dự kiến tiêu cực, có nghĩa giá đang giảm, lãi suất thực có thể thực sự tăng lên. Ngược lại, khi một ngân hàng trung ương cam kết sẽ để lạm phát nhiều hơn trong tương lai, lãi suất thực tế có thể rơi và thậm chí xuống dưới zero. Lãi suất thực âm sẽ phát huy tác dụng khi lãi suất danh nghĩa không âm.

Lúc đó, việc nắm giữ tiền mặt không tốt, vì lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền. Do đó, người ta sẽ tiết kiệm ít hơn và đầu tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu QE thường thấy nó đã thực sự giảm lãi suất dài hạn. Thống kê cho biết 600 tỷ USD QE sẽ giảm lãi suất dài hạn từ 0,15-0,2 điểm phần trăm, tương đương tác động của việc cắt giảm 0,75 điểm phần trăm lãi suất ngắn hạn của FED. Lãi suất thấp hơn ước tính đã tăng sản lượng thực tế tại Anh và Hoa Kỳ từ 2-3% so với không có QE.

Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy QE đóng một vai trò quan trọng trong định hướng chính sách của một ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, tín hiệu của FED tác động tới nhiều diễn biến giá trên thị trường, dù bản thân FED không mua tài sản đó. Và các nhà đầu tư sẽ tin tưởng cam kết giữ lãi suất thấp của ngân hàng trung ương hơn khi nó đi kèm với một chương trình QE.

Trong khi đó, có một số nhất trí rằng thỏa thuận về chính sách tương lai sẽ giúp giảm lãi suất dài hạn, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ ràng tại sao lãi suất lại giảm. Có thể lãi suất giảm vì thị trường tin rằng cam kết giữ lãi suất ngắn hạn thấp của ngân hàng trung ương, từ đó khuyến khích đầu tư và tăng trưởng.

Nhưng nó cũng có thể giảm vì thị trường xem hướng dẫn của ngân hàng trung ương như một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ yếu hơn dự báo, dẫn đến nhu cầu vay mượn giảm. Như vậy trong thực tế nó sẽ phản tác dụng vì không khích lệ đầu tư.

(Còn tiếp)

Các tin khác