Chủ động tự bảo vệ

Việt Nam có ưu thế về xuất khẩu thủy sản. Tuy vậy, những lô hàng nước ta xuất đi các nước vẫn thường xuyên đối mặt với hàng loạt rào cản.

Việt Nam có ưu thế về xuất khẩu thủy sản. Tuy vậy, những lô hàng nước ta xuất đi các nước vẫn thường xuyên đối mặt với hàng loạt rào cản.

Mới đây, chỉ 1 tuần sau khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chất ethoxyquin, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội nước này đã liên tục phát hiện 2 lô tôm khác của các DN Việt Nam nhiễm dư lượng chất cấm nói trên.

Từ đó, Nhật Bản không chỉ phục hồi kiểm soát các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam về chất ethoxyquin mà còn nâng từ mức 30% lên 100%.

Thêm vào đó, thị trường EU mới thông báo kế hoạch kiểm soát gắt hơn đối với thủy sản Việt Nam để đảm bảo an toàn thực phẩm của những sản phẩm xuất vào EU. Theo đó, từ ngày 11 đến 21-9, đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu sẽ chia thành 2 nhóm để tiến hành kiểm tra khâu trước chế biến như vùng nuôi, đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và chủ tàu.

Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa ra yêu cầu từ ngày 1-10 đến 31-12-2012, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường này phải đăng ký lại với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo quy định của Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm. Kể từ thời điểm này, các DN sẽ phải thực hiện đăng ký lại 2 năm/lần với FDA.

Điều này đang gióng lên hồi chuông báo động đối với việc kiểm soát chất lượng thủy sản của các DN Việt Nam. Bởi khi chất lượng chưa đồng đều, thủy sản Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều rào cản khác. Do vậy, cộng đồng DN thủy sản đang đứng trước một yêu cầu bức thiết là phải sớm xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đạt tiêu chuẩn, chất lượng được quốc tế công nhận. Như vậy mới có thể bảo vệ ngành sản xuất và thương hiệu sản phẩm Việt Nam.

Song song đó, các cơ quan quản lý cũng cần hỗ trợ tích cực hơn. Khi các quốc gia nhập khẩu đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu khắt khe để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu gây khó cho các DN trong nước, các cơ quan có liên quan cũng không có kiến nghị phù hợp để gỡ khó cho DN. Ở các nước, chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ và phát triển sản phẩm trong nước được thực hiện rất tốt.

Vì thế, nếu chúng ta xây dựng các hàng rào kỹ thuật, không chỉ hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng sẽ được hạn chế mà các DN trong nước cũng sẽ nhận thức được yêu cầu đặt ra để từng bước hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí này và tránh vấp phải các hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường thế giới.

Các tin khác