Chưa phá “điểm nghẽn” đầu ra lãi suất thấp

Cú sốc đối với nhiều NHTM khi VCB là nhà băng đầu tiên hạ lãi suất huy động và cho vay về mức thấp nhất trên thị trường, nhưng lại nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, thực tế dù lãi suất giảm, đầu ra tín dụng vẫn khó.

Cú sốc đối với nhiều NHTM khi VCB là nhà băng đầu tiên hạ lãi suất huy động và cho vay về mức thấp nhất trên thị trường, nhưng lại nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, thực tế dù lãi suất giảm, đầu ra tín dụng vẫn khó.

Lãi suất giảm thiếu bền vững

Lãi suất cho vay ngắn hạn 10-12%/năm là chấp nhận được, nhưng lãi suất cho vay trung hạn 15-16%/năm là quá cao, không ai đầu tư nổi. Hơn nữa, lãi suất USD cũng quá cao trong so sánh tương quan với lãi suất quốc tế.

TS. TRẦN DU LỊCH,
Đại biểu Quốc hội

Hiện nay nhiều NHTM thừa vốn đã giảm lãi suất huy động và cho vay nhưng chủ yếu ở kỳ hạn ngắn. Do vậy việc VCB hạ lãi suất tiền gửi xuống 6%/năm, nhiều ý kiến cho rằng dù các NHTM đang thừa vốn vẫn có thể rơi vào bẫy thanh khoản bất cứ lúc nào và hậu quả còn nặng hơn nợ xấu.

Chỉ cần lãi suất huy động VNĐ còn 4-6%/năm, người dân sẽ không gửi tiền mà mua USD gửi NH lãi suất 2%/năm.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN TPHCM, tính từ ngày 6-2012 đến nay NHNN đã 8 lần giảm huy động từ 14%/năm xuống còn 7,5%/năm, giảm rất nhanh và mạnh và là cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay.

Mặc dù trần huy động giảm nhưng vốn huy động của các NHTM vẫn tăng đều, thanh khoản ổn định và dồi dào. Hiện NHNN chi nhánh TPHCM cũng vừa chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống 15%/năm, sắp tới nếu điều kiện cho phép sẽ yêu cầu giảm tiếp.

Về cơ chế chính sách, hiện nay chưa có văn bản nào yêu cầu kéo giảm lãi suất xuống 10%/năm, nhưng thực tế lãi suất trần 11%/năm cho 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, các NHTM trên địa bàn TPHCM đều thực hiện dưới 11%/năm, phổ biến 9,5-10%/năm, thậm chí có NHTM chỉ cho vay lãi suất 8% (Agribank).

Đến nay, các NHTM trên địa bàn TPHCM cũng đã giải ngân 102.000 tỷ đồng với lĩnh vực ưu tiên, trong đó 70.000 tỷ đồng cho 23.900 doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời cơ cấu gia hạn nợ cho 58.000 doanh nghiệp, nhằm giảm chi phí của doanh nghiệp và giảm nợ xấu của NHTM với số tiền trị giá 290.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, lãi suất giảm phải bền vững mới tạo niềm tin thị trường. Còn hiện nay dù xu hướng mong muốn lãi suất giảm nhưng các NHTM cũng rất cẩn trọng. Kéo lãi suất huy động xuống 6%/năm chỉ là cầm cự, bởi người dân đang "choáng" với vàng, bất động sản… nên họ vẫn gửi tiền tại NH. Nhưng nếu mặt bằng lãi suất quá thấp, họ sẽ tính toán tìm kiếm cơ hội đầu tư khác, không loại trừ chảy vào đầu cơ.

Đầu ra vẫn tắc

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, kiêm Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm, cho biết hiệp hội có 198 doanh nghiệp thành viên, đa số nhỏ và vừa. Hiện các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn và đã tự chủ được 70% vốn, không còn nghĩ đến việc vay hoặc duy trì nợ NH.

Việc VCB đưa ra tín hiệu giảm lãi suất huy động 6%/năm có ý nghĩa tích cực trong hoạt động cho vay, nhưng cũng cho thấy các NHTM đang bế tắc đầu ra, tồn kho tiền và doanh nghiệp đang tồn kho hàng hóa. Từ năm 2012 đến nay các doanh nghiệp đã thế chấp tài sản, nhà xưởng vào NHTM.

Đến kỳ doanh nghiệp không trả nợ được, bỏ luôn tài sản thế chấp, NHTM không phát mãi được dẫn đến tồn kho cả tài sản. "Nếu Nhà nước không có cơ chế thoáng trong tái cấu trúc nợ cũ của doanh nghiệp sẽ không có chu kỳ sản xuất mới" - ông Mười nhận định.

Giao dịch tại MB. Ảnh: L. THANH

Giao dịch tại MB. Ảnh: L. THANH

Đại diện Hiệp hội Xây dựng cũng cho rằng dù các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống thấp, nhưng chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay quá cao, từ 4-4,5%, cần giảm xuống 2-3%. Ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Thủ công Mỹ nghệ Kim Bôi, chia sẻ dù lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay được vốn, phải ra ngoài vay lãi suất cao làm tăng giá thành sản phẩm hoặc vay lãi suất cao.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI vì họ có thế mạnh đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao hơn. Còn doanh nghiệp Việt Nam vay vốn đầu tư công nghệ với lãi suất cao thì không chịu nổi. Theo ông Đặng Quốc Hùng, đã giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào quá khứ của họ.

Thực tế, có doanh nghiệp có tài sản thế chấp, có phương án khả thi, nhưng trước đây do thu tiền về không kịp nên trả vốn chậm 1 tháng bị xếp vào diện "đen" trong vòng 5 năm không cho vay. NHNN cần quy định cho vay tiếp những doanh nghiệp dù đang lỗ tạm thời nhưng có tài sản thế chấp, dự án khả thi. Đồng thời cũng cần mở rộng chức năng quỹ bảo lãnh tín dụng để doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo nguồn vốn hoạt động.

Theo một chuyên gia NH, giảm lãi suất chưa giải quyết được bài toán khơi thông dòng vốn mà cần sự can thiệp của Nhà nước, trong đó nên có gói hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp trả dứt điểm nợ cũ, hỗ trợ cho vay mới nhằm tạo niềm tin để họ tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuất.

Về chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay vẫn cao và các NHTM huy động nhiều cho vay ít, nguồn vốn NH đi đâu? Ông Nguyễn Hoàng Minh lý giải chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay hiện nay 3%/năm, thậm chí ở nhiều lĩnh vực cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng.

Theo ông Minh, với tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TPHCM, chênh lệch khoảng 2,5%/năm là có thể được.

Thứ nhất, ngoài tăng trưởng tín dụng các NHTM còn phải tăng cường thanh khoản để đáp ứng các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN. Hiện NHNN yêu cầu các chỉ số an toàn vốn tối thiểu 9%, các NHTM hiện nay đã đạt 15-17%.

Thứ hai, các NHTM đầu tư vào trái phiếu chính phủ để đảm bảo thanh khoản. Hiện tại, NHNN đã cho phép các NHTM mở rộng các đối tượng cho vay, cả với bất động sản, tiêu dùng, chứng khoán, nhưng điều kiện cho vay không nới lỏng nhằm hạn chế nợ xấu.

Đồng thời, NHNN cũng đang khuyến khích các NHTM tăng cường cho vay tín chấp khi thế chấp bằng dòng tiền bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi thực hiện việc này rất dễ rủi ro và tốn thời gian chi phí để thẩm định.

Các tin khác