Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/01/2021, mức vốn hóa thị trường đạt gần 7.6 triệu tỷ đồng, tương đương 330 tỷ USD.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu bùng nổ và tăng mạnh trong năm Tân Sửu nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức gần 17,000 tỷ đồng/phiên trong tháng 2, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40 ngàn tỷ đồng/phiên, trong đó ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.1 ngàn tỷ đồng.
Tính chung cả năm Tân Sửu, giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường đạt hơn 27.6 ngàn tỷ đồng/phiên.
Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Trong năm 2021 đã có hơn 1.5 triệu tài khoản được mở mới, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4.3 triệu tài khoản, tăng 55% so với cuối năm 2020.
Các chỉ số thị trường vẫn bật tăng trong nửa cuối phiên chiều giúp thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại năm Tân Sửu trong sắc xanh. VN-Index tăng 0.56%, đạt mức 1,478.96 điểm; HNX-Index tăng 1.33%, đạt 416.73 điểm.
Chỉ số đại diện sàn TP.HCM xuất hiện sắc xanh trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch cuối năm. Nhiều lúc bên bán áp đảo khiến chỉ số có lúc rơi xuống dưới mức tham chiếu, nhưng lực mua ở nhóm VN30 đã giúp VN-Index quay trở lại đà leo dốc và đóng cửa với mức tăng hơn 8 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn đóng góp rất lớn vào đà tăng của VN-Index khi có đến 5 cái tên trong top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số này, đó là VPB, TCB, TPB, EIB, MBB. Trong khi đó, ông lớn của ngành này là VCB lại đi ngược với các mã còn lại với mức sụt giảm hơn 2% và là mã kìm hãm đà tăng của chỉ số.
Khối lượng giao dịch của VN-Index tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 phiên với khối lượng khớp lệnh và thỏa thuận đạt 702 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch vượt vượt nhẹ 20,000 tỷ đồng. Khối lượng ở sàn HNX đạt gần 72 triệu cổ phiếu, xấp xỉ 2,000 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng hơn 328 tỷ đồng ở sàn HOSE và mua ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu KBC, STB và VRE trên sàn HOSE. PVI và PLC là những mã được mua ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
VN30-Index tăng điểm tích cực khi kết phiên với sắc xanh hơn 15 điểm. Nhóm này đóng cửa với 21 mã tăng, 7 mã giảm và 2 mã đứng giá. Dẫn đầu cho đà tăng này là TPB và FPT khi cùng vượt hơn 4%. Tiếp theo sau là PDR, SSI, VPB và PNJ khi là những mã xanh trên 3%. POW, VRE và MBB cùng tiến hơn 2% và nhiều mã tăng trưởng trong phiên cuối tuần. Trong khi đó, GAS và TCB là những mã giảm mạnh của nhóm khi cùng lùi 2%.
Với đà tăng 4% của giá cổ phiếu FPT, chỉ số ngành công nghệ thông tin cũng tăng trưởng hơn 4%. Bên cạnh đó, DAD bật mạnh 8%, EID cũng tiến sát mức này, CMG vượt 5% và ELC tăng hơn 3%.
Nhóm cổ phiếu ngành dệt may cũng dậy sóng khi sắc tím đã có lúc xuất hiện ở các mã của ngành này. Trong đó, STK đóng cửa với mức tăng hết biên độ, MSH, TCM và TVT cùng tăng hơn 6%, TNG tiến hơn 2% và VGT nhích nhẹ trên 1%.
Sắc xanh cũng chiếm đa số ở các cổ phiếu ngành chứng khoán. BSI kịch trần và tiến lên mức 39,000 đồng/cổ phiếu. VND vượt hơn 6%, ART tăng trên 5% và nhiều mã vượt 3% như SSI, VIX, MBS, HCM và nhiều mã tăng trưởng tốt ở ngành này.
13h45: Thận trọng phiên cuối năm
VN-Index tiếp tục biến động tại vùng 1,470-1,480 điểm (đường SMA 50 ngày và trendline tăng dài hạn). Khối lượng giao dịch thấp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường tại vùng kháng cự trên.
Tích cực giúp cho thị trường duy trì sắc xanh nhất đang là bộ ba BID, MSN và VPB khi cùng nhau góp hơn 3 điểm. Theo sau là TPB, MBB, TCB, VRE và FPT với đóng góp lần lượt hơn 0.5 điểm. Ở phía đối nghịch, GAS và VCB đang tạo ra đối trọng với bên tăng khi bộ đôi này đã lấy đi tổng hơn 3 điểm của thị trường. Bên cạnh đó, VIC và DIG cũng đang ra sức kìm hãm thị trường khi cùng lấy đi hơn 0.5 điểm của VN-Index.
Ở rổ VN30, mặc dù sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế khi có ít hơn 10 mã giảm giá. Trong đó, TPB dẫn đầu đà tăng khi bật hơn 4%, theo sau là MSN, VPB, FPT và VRE khi đồng thời tăng hơn 2% và các mã khác. Ở chiều đối diện, GAS là cái tên giảm sâu nhất khi bốc hơi hơn 4%. PLX và VCB là 2 cái tên theo sau khi lần lượt giảm hơn 1%.
Khai khoáng đang là nhóm ngành giảm sâu nhất khi mất gần 5% với 17 mã giảm giá, 9 mã đứng giá và chỉ 5 mã đang tăng. Trong đó, PVD, PVC, LCM và ACM xuất hiện tình trạng “múa bên trăng”. Ngạc nhiên thay, HMR đang là cổ phiếu duy nhất trong nhóm có mức tăng trần.
Không kém cạnh, ngành nông - lâm - ngư sụt giảm gần 4% với 9/13 mã giảm giá. Trong đó, HAG là cổ phiếu đang nằm sàn. Ở chiều tăng, SJF là cổ phiếu duy nhất trong nhóm này tăng giá nhưng lại có mức tăng ấn tượng chạm trần.
Ngành công nghệ và thông tin đang là nhóm ngành có mức tăng đáng kể nhất trên thị trường với mức tăng hơn 2%. Dẫn đầu sắc xanh đang là SGD với mức tăng cận trận và FPT tăng gần 3%.
Phiên sáng: Cổ phiếu dầu khí đang suy yếu!
Kết phiên sáng, sắc xanh bị thu hẹp VN-Index chỉ còn tăng nhẹ 1.16 điểm, đạt mức 1,471.92 điểm; HNX-Index đảo chiều giảm 1.87 điểm, xuống còn 409.40 điểm. Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên bán với 473 mã giảm và 382 mã tăng. Trong rổ VN30, sắc xanh đang chiếm ưu thế với 20 mã tăng, 7 mã giảm và 3 mã tham chiếu.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng khá thấp đạt 345 triệu đơn vị, với giá trị đạt 10.2 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 33.5 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 1 ngàn tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, MSN cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, TPB, VPB… đang đóng vai trò trụ đỡ cho chỉ số VN-Index. Ở chiều ngược lại, đà tăng của chỉ số bị kìm hãm đáng kể do sự điều chỉnh của các Large Cap như GAS, VCB, DIG…
Chỉ số HNX-Index không thể trụ vững trước áp lực bán lớn từ các mã CEO, L14, SCG hay PVS. Ngược lại, diễn biến ảm đạm của cổ phiếu THD cùng sắc xanh của các mã NVB, VNR, SHS… là không đủ để cân bằng lại đà giảm.
Trong khi đó, chỉ số VN30 đang có mức tăng điểm vượt trội so với hai chỉ số chính nhờ diễn biến khởi sắc của các mã TPB tăng 4.6%, VRE tăng 3.5%, MSN tăng 3.2%, MBB tăng 2.2%...
Nhóm chứng khoán vẫn giao dịch khả quan với 13 mã tăng và 7 mã giảm. Trong đó, cổ phiếu BSI tiếp tục kịch trần 7% cùng khối lượng giao dịch đột biến hơn 1.6 triệu đơn vị, FTS theo sau với sắc xanh 3%, VIX, PSI và EVS tăng trên 2%...
Sắc xanh đã quay trở lại với nhiều cổ phiếu ngân hàng như TPB, VPB, BID, MBB… với mức tăng khá.
Trong khi đó, diễn biến của nhóm cổ phiếu dầu khí đang khá bi quan khi nhiều cổ phiếu bắt đầu suy yếu rõ nét. Các mã như PVC, OIL, PVD, GAS, PVB… đồng loạt nới rộng đà giảm khi mất trên 2.4%.
Công nghệ và thông tin đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2.54%. Ngược lại, khai khoáng là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 3.29%.
Khối ngoại bán ròng 150 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó HPG và VIC là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 3.8 tỷ đồng, trong đó PVI là mã được mua ròng nhiều nhất.