Dow Jones vượt mốc 40,000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tiến 134.21 điểm, tương đương 0.34%, lên 40,003.59 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 6.17 điểm, lên 5,303.27 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite sụt 12.35 điểm, còn 16,685.97 điểm.
Cổ phiếu Walmart và Caterpillar đều tăng 1%, dẫn đầu chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu Chubb và Valero Energy lần lượt nhảy vọt hơn 3% và 4%, là những cổ phiếu tăng mạnh nhất thuộc S&P 500.
Chứng khoán Mỹ đã khép lại tuần một cách mạnh mẽ, với Dow Jones tăng 1.2% để ghi nhận 5 tuần leo dốc liên tiếp. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 1.5% và 2.1% từ đầu tuần đến nay, đánh dấu chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 2/2024.
Hôm qua (16/05), Dow Jones đã ghi nhận mức cao nhất trong phiên là 40,051.05 điểm, cao hơn mức quan trong về mặt tâm lý là 40,000 điểm, trước khi quay đầu giảm 0.1% vào cuối phiên.
Đà tăng trong tuần này đã giúp đẩy 3 chỉ số chính vào vùng tích cực trong quý 2 mặc dù đã có khởi đầu quý đầy khó khăn. S&P 500 và Nasdaq Composite hiện đều tăng hơn 11% trong năm 2024, trong khi Dow Jones vọt hơn 6% từ đầu năm đến nay.
Trong khi một số nhà đầu tư lo ngại về độ bền vững của đợt phục hồi hiện nay, các chuyên gia phân tích tin rằng sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát giảm tốc là yếu tố xúc tác hoàn hảo.
Dầu có tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần
Theo đó, sản lượng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc tăng 6.7% so với cùng kỳ năm trước khi sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của này nước tăng tốc, tăng từ mức 4.5% trong tháng 3 và cho thấy như cầu có thể mạnh hơn. Trung Quốc cũng công bố các bước quan trọng để ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.
Khép phiên, hợp đồng dầu Brent nhích 71 xu, tương đương 0.85%, lên 83.98 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI thêm 83 xu, tương đương 1.05%, lên 80.06 USD/thùng.
Tuần này, hợp đồng dầu Brent tăng 1.44%, còn hợp đồng dầu WTI cộng 2.3%.
Tamas Varga của PVM cho biết trong khi số liệu của Trung Quốc và một cuộc tấn công khác vào cơ sở hạ tầng dầu mở của Nga đang đẩy giá dầu tăng cao, thì dầu vẫn chưa có sự phục hồi thuyết phục sau đợt sụt giá gần đây.
‘Việc thiếu sự nhiệt tình rõ ràng có lẽ là do nhu cầu sản phẩm ảm đạm làm giảm lợi nhuận lọc dầu,” ông Varga nói.
Sự sụt giảm của dự trữ dầu và các sản phẩm chưng cất tại các trung tâm thương mại toàn cầu cũng tạo ra sự lạc quan về nhu cầu, đảo ngược xu hướng dự trữ gia tăng đã gây áp lực nặng nề lên giá dầu thô trong những tuần trước.
Các chỉ báo kinh tế gần đây từ Mỹ đã làm tăng thêm sự lạc quan về nhu cầu toàn cầu. Dữ liệu vào ngày 15/05 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo trong tháng 4, qua đó thúc đẩy kỳ vọng về việc lãi suất thấp hơn.
Lãi suất thấp hơn có thể giúp làm giảm đồng USD, khiến dầu trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Về mặt nguồn cung, nhà đầu tư chủ yếu chờ đợi hướng đi từ cuộc họp sắp tới của OPEC+ vào ngày 01/06.