Chuyển hướng xuất khẩu vì cước vận tải tăng

(ĐTTCO)-Căng thẳng trên Biển Đỏ khiến giá cước vận tải tàu biển tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng thị trường xuất khẩu để duy trì việc xuất khẩu.

Chuyển hướng xuất khẩu vì cước vận tải tăng

Căng thẳng trên Biển Đỏ làm cho giá cước vận tải tàu biển tăng gấp 2 - 3 lần tại một số thị trường lớn như châu Âu, Mỹ. Các chuyên gia nhận định, lạm phát toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn nếu chi phí vận chuyển tiếp tục tăng, hàng hóa sẽ bị ùn ứ nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng thị trường xuất khẩu để duy trì việc xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm, tránh gián đoạn dòng chảy hàng hóa.

Thị trường châu Âu và Mỹ chiếm đến 70% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may này. Từ vài tuần nay, hàng hóa bị đình trệ, nhiều lô hàng đang phải đi đường vòng khiến thời gian giao hàng bị kéo dài thêm 2 đến 3 tuần nữa. Chi phí cũng tăng gấp đôi. Dù rất tiếc thị trường trọng điểm song doanh nghiệp buộc phải tính toán đến việc giảm bớt thị phần hai thị trường này để tìm hướng đi mới.

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean - chia sẻ: "Đặc thù của ngành dệt may là hàng theo mùa vụ, nếu thế phải đi máy bay, chi phí tăng lên khoảng 3 lần. Chúng ta có thể phát triển thị trường Trung Quốc, Nhật, Nga - những nơi bớt bị ảnh hưởng hoặc chúng tôi bắt đầu tiếp cận thị trường ASEAN để đưa hàng vào thị trường này".

Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lưc của nước ta, thủy sản Việt Nam đã có mặt tới hơn 170 quốc gia. Để không tồn ứ nguyên liệu đang vào mùa thu hoạch, các doanh nghiệp thủy sản đang phải nhanh chóng đàm phán, chuyển hướng sản xuất theo yêu cầu của các đối tác mới, chờ đợi căng thẳng lắng xuống để tiếp tục lộ trình xuất khẩu hoặc tìm "cơ" trong "nguy".

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết: "Chi phí vận tải tăng lên, sẽ có những thị trường thiếu hụt về nguồn cung thì trên cơ sở đó, mình bù đắp khoảng đấy để có những hoạt động sôi nổi hơn, tận dụng vị thế về địa lý".

Trước mắt, với những lô hàng đã xuất đi, các doanh nghiệp tìm cách đàm phán với đối tác để chia sẻ một phần nào cước phí vận tải tăng mạnh. Về lâu dài, các hiệp hội ngành hàng cho rằng, trong bối cảnh bất ổn này, các doanh nghiệp phải tính toán lại việc ký kết hợp đồng, nhất là về vấn đề giá vận chuyển thì mới giảm thiểu được rủi ro khi đứt gãy chuỗi vận chuyển.

Ông Đỗ Phước Tông - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí điện TP. Hồ Chí Minh - cho rằng: "Tách chi phí vận chuyển ra thành một chi phí riêng chứ không giao hàng cho khách theo giá CIF nữa, vì như thế bao gồm cả giá vận chuyển thì rất nguy cơ trong tình hình hiện nay. Nên các doanh nghiệp hướng đến việc tách chi phí vận chuyển ra để trao đổi với khách hàng".

Việc tăng giá cước vận tải đã từng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu khốn đốn khi COVID-19 bùng phát. Đến nay, câu chuyện này một lần nữa khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Lúc này cần có một giải pháp căn cơ vì việc vận chuyển phụ thuộc hoàn toàn vào hãng tàu toàn cầu để chủ động giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu sau này.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Hoa Kỳ điều tra kép với hộp, khay nhôm Việt Nam

Hoa Kỳ điều tra kép với hộp, khay nhôm Việt Nam

(ĐTTCO) - Trong vụ việc này, nguyên đơn gồm Hiệp hội Các nhà sản xuất hộp nhôm (AFCMA) cáo buộc Việt Nam và Thái Lan nhập khẩu giấy bạc nhôm từ Trung Quốc sau đó hoàn thiện và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp thủy sản

Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp thủy sản

(ĐTTCO) - Sau khi Thông tư 28 bị hủy bỏ, Việt Nam không còn quy định MRPL để kiểm soát dư lượng kháng sinh cấm, gây khó khăn cho tiêu thụ nội địa dù sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu EU. 

Sau tái cấu trúc, BHNT tăng trưởng tích cực

Sau tái cấu trúc, BHNT tăng trưởng tích cực

(ĐTTCO) - Nửa đầu năm 2025, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đã tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46, chuẩn hóa kênh phân phối, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và triển khai nhiều hoạt động cộng đồng.

TPHCM công bố 100 doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài

TPHCM công bố 100 doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài

(ĐTTCO) - Danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT vừa được công bố cho thấy có những trường hợp nợ kéo dài tới hơn 160 tháng, khiến hàng nghìn lao động không được giải quyết chế độ khi cần thiết.

AI giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành

AI giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành

(ĐTTCO) - Đây là nhận xét của các chuyên gia tại toạ đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI” do Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tổ chức sáng 9-7 tại Hà Nội.

Áp thuế CBPG thép cán nóng Trung Quốc

Áp thuế CBPG thép cán nóng Trung Quốc

(ĐTTCO) - Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức đối với một số mặt hàng thép cán nóng từ Trung Quốc và chấm dứt điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với Ấn Độ.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển phát biểu tại buổi làm việc

T&T Group đề xuất loạt dự án tỷ USD tại TPHCM

(ĐTTCO) - Chiều 4-7, doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TPHCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.