Với tiêu đề "Cuộc tấn công chống lại Ukraine", nghị quyết yêu cầu ngừng ngay lập tức cuộc tấn công và rút toàn bộ quân đội Nga.
Nó được 141 trong số 193 thành viên của ĐHĐ ủng hộ, với 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng.
Những quốc gia đã bỏ phiếu chống bao gồm: Belarus, Eritrea, Triều Tiên, Nga và
Syria.
Khi yêu cầu các đại biểu bỏ phiếu chống lại nghị quyết, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết các nước phương Tây đang gây "áp lực chưa từng có" để các nước khác thông qua nghị quyết.
Ông nói: “Tài liệu này sẽ không cho phép chúng tôi chấm dứt các hoạt động quân sự. Ngược lại, nó có thể khuyến khích những người cấp tiến Kyiv và những người theo chủ nghĩa dân tộc tiếp tục xác định chính sách của đất nước họ bằng bất cứ giá nào, bắt giữ những thường dân ôn hòa làm con tin, nhưng không phải theo nghĩa bóng của thuật ngữ này, mà theo nghĩa đen của nó".
Các quốc gia khác như Ấn Độ, Nam Phi, Iraq nằm trong số những thành viên bỏ phiếu trắng, bên cạnh các đồng minh thân cận của Nga như Iran, Kazakhstan, Cuba…
Nghị quyết có nội dung chỉ trích “sự gây hấn của Nga đối với Ukraine”, yêu cầu Nga dừng ngay chiến dịch quân sự và rút quân khỏi Ukraine.
Nghị quyết cũng kêu gọi Nga hủy bỏ quyết định công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân ly khai Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) là các quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc chủ yếu mang sức nặng chính trị, không có tính ràng buộc thực thi.
Đây là phiên họp khẩn hiếm hoi được tổ chức bởi Đại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây là lần đầu tiên một phiên họp như vậy được triệu tập trong nhiều thập kỷ - phiên họp khẩn cấp cuối cùng là vào năm 1997 trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Trái với một điệp khúc lên án nhanh chóng từ phương Tây về cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine, có một số quốc gia vẫn không lên tiếng.
Hôm thứ Sáu 25/2, Nga đã sử dụng quyền biểu quyết của mình để chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an yêu cầu nước này ngừng tấn công Ukraine và rút quân ngay lập tức.
Kết quả cuộc bỏ phiếu tuần trước là 11-1, với Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bỏ phiếu trắng.
Quyền phủ quyết của Nga đã khiến các phái đoàn khác kêu gọi tổ chức phiên họp khẩn cấp, không cho phép bất kỳ quyền phủ quyết nào.