Theo NDTV, đăng tải gây tranh cãi của hãng truyền thông CGTN xuất hiện trên Twitter vào ngày 2/5.
"Hình ảnh: Ánh hào quang đẹp khác thường được ghi nhận vào thứ sáu trên vùng trời ở đỉnh Qomolangma, còn được biết với tên gọi đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới nằm trong vùng tự trị Tây Tạng của Trung Quốc", đăng tải của CGTN cho biết.
Người dùng Twitter của Nepal cho rằng cơ quan truyền thông đã giành toàn bộ đỉnh núi Everest về lãnh thổ Trung Quốc, châm ngòi phong trào phản đối với từ khóa #backoffchina (Trung Quốc tránh ra). Một số người dùng còn yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Nepal lên tiếng làm rõ thông điệp từ CGTN.
Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Twitter củaCGTNcùng thông điệp khẳng định toàn bộ đỉnh Everest nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh:Twitter. |
Tranh chấp lãnh thổ giữa Nepal và Trung Quốc về khu vực đỉnh Everest bắt đầu từ thập niên 1960. Nepal tuyên bố chủ quyền với đỉnh núi này khi Thủ tướng Bishweshwar Prasad Koirala đang có chuyến thăm ở Trung Quốc. Tài liệu được giải mật năm 1998 cho biết phía Trung Quốc đã đề nghị chia đôi đỉnh núi với Nepal.
Dù phía Trung Quốc cho rằng có tranh chấp về lãnh thổ, nhà vua Mahendra của Nepal năm 1961 đã tuyên bố toàn bộ đỉnh Everest nằm trong lãnh thổ ngước này. Ngọn núi cao 8.884 m từ thời điểm đó đến nay là nguồn thu nhập chính của Nepal thông qua các dịch vụ du lịch và thám hiểm.
Người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest vào năm 1953 là nhà thám hiểm Edmund Hillary, người Mỹ, và Tenzing Norgay Sherpa, người Nepal. Có hai con đường để lên đỉnh Everest. Đường mòn phía nam do chính phủ Nepal quản lý được xem là tuyến phổ biến nhất.