Đường hầm Fehmarnbelt dự kiến sẽ có chiều dài lên đến 18 km, nằm sâu 40 m dưới eo biển Fehmarn, nối đảo Fehmarn ở phía bắc nước Đức với đảo Lolland của Đan Mạch. Đường hầm này được thiết kể để thay thế cho tuyến phà hiện tại đi từ Puttgarden (Đức) đến Rødby (Đan Mạch) đang phục vụ hàng triệu lượt khách đi lại mỗi năm, tiết kiệm đến hơn 30 phút di chuyển bằng ô tô khi phải mất 45 phút di chuyển bằng phà trong khi đó chỉ mất 7 phút đi tàu hỏa và 10 phút bằng ô tô khi đi qua đường hầm này.
Dù đường hầm băng qua eo biển Manche giữa Anh và Pháp được hoàn thành vào 1993 được xem là đường hầm vượt biển lớn nhất châu Âu khi kéo dài đến 50 km với tổng kinh phí lên đến 12 tỷ Bảng Anh ( tương đương 15,5 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) nhưng kỹ thuật xây dựng đường hầm Fehmarnbelt có sự tiến bộ vượt trội so với đường hầm eo biển Manche. Nếu trước đây đường hầm eo biển Manche được xây dựng bằng kỹ thuật khoan ngầm bằng 11 máy khoan ngầm dạng khiên từ hai bờ biển của Anh và Pháp thì đường hầm Fehmarnbelt được thi công bằng cách thả chìm từng đoạn hầm xuống biển và sau đó được ghép nối với nhau.
Bên cạnh đó, đường hầm này có công suất hoạt động hiệu quả hơn khi có thể vừa khai thác đường sắt và đường bộ cùng một lúc, đây được xem là sự tiến bộ kỹ thuật chưa từng có trên thế giới. Tuyến ô tô 2 chiều sẽ được ngăn cách với 2 tuyến đường ray tàu hỏa bằng một hành lang, dùng để thoat hiểm khẩn cấp. Tốc độ tối đa cho phép di chuyển trong đường hầm lên đến 110 km/h, tổng số lượng thép sử dụng trong công trình này gấp 50 lần số thép xây dựng thép Eifflel. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến là 8,29 tỷ USD và mất hơn 8 năm để hoàn thành.
Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của dự án cho biết: “Hiện nay, nếu bạn muốn di chuyển từ thành phố Hamburg đến thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, bạn phải mất 4 tiếng 30 phút di chuyển bằng xe lửa. Nhưng sau khi dự án này hoàn thành, việc di chuyển giữa 2 thành phố lớn này chỉ mất khoảng 2 giờ 30 phút.” Bên cạnh đó, tuyến đường hầm này sẽ giúp giao thông và di chuyển giữa 2 vùng Bắc Âu và Trung Âu trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Đan Mạch có phần lãnh thổ nằm tại Trung Âu và phần lãnh thổ hải đảo gần với các quốc gia Bắc Âu nên quốc gia này được xem là cửa ngõ nối liền khu vực Bắc Âu và Trung Âu. Dự án đường hầm Fehmarnbelt sẽ giúp việc di chuyển từ Trung Âu đến Bắc Âu sẽ giúp quãng đường di chuyển ngắn hơn 160 km.
Dự án đường hầm vượt biển Fehmarnbelt được ký kết giữa Đức và Đan Mạch vào năm 2008. Tuy nhiên, đến hơn một thập kỷ sau công trình mới được khởi công xây dựng vì một số điều luật cần phải được chính phủ 2 nước thông qua cũng như nghiên cứu về sự tác động đến môi trường. Phía Đan Mạch đã sớm phê duyệt dự án nhưng tại Đức, một số công ty khai thác các tuyến phà, các nhóm hoạt động vì môi trường và chính quyền các thành phố đã kháng nghị phê duyệt dự án vì những cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh và những lo ngại về tác động xấu đến môi trường.
CNN cho biết đến cuối năm nay, dự kiến phía Đức sẽ đưa ra phán quyết chính thức về việc khởi công xây dựng đường hầm này. Trong khi đó, bất chấp COVID-19, phía Đan Mạch đã cho khởi công xây dựng đường hầm Fehmernbelt hồi đầu mùa hè 2020 từ phía bờ Đan Mạch. Giám đốc Kushland cho biết ông sẽ tiến hành xây dựng theo tiến độ đã đề ra ở phía Đan Mạch trước khi tiếp tục thi công sâu hơn trong vùng lãnh hải của phía Đức.”