Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) hạn hẹp, việc tạo cơ chế, thu hút nguồn lực trong xã hội để đầu tư ở nhiều lĩnh vực nhằm đưa TPHCM phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Nhu cầu nguồn vốn rất lớn
Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), từ nay đến năm 2020 TPHCM cần khoảng 300.000 tỷ đồng cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, trong khi khả năng cân đối của TP chỉ khoảng 164.000 tỷ đồng, còn lại hơn 128.700 tỷ đồng phải huy động thêm từ nhiều nguồn lực từ xã hội.
Các nguồn lực xã hội hóa (XHH) để đầu tư cho nhiều lĩnh vực như hạ tầng giao thông, chống kẹt xe, ngập nước, y tế, giáo dục… Việc XHH trong thời gian qua, theo đánh giá của UBND TP, dù phải đối mặt với những khó khăn nhưng nhờ thực hiện tốt các chính sách, giải pháp phù hợp, phát huy nội lực kết hợp với sự tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn lực huy động vốn đầu tư phát triển của TP đã không ngừng tăng cao.
Để chủ động về nguồn vốn cho phát triển, ngoài những kiến nghị Chính phủ chấp thuận cho TP cơ chế đặc thù về phân cấp nguồn thu phù hợp với quy mô đô thị lớn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật hiện hành, bản thân TPHCM cần phải có sự đột phá trong cơ chế để có thể huy động nguồn lực toàn xã hội, giúp tạo thêm lực đẩy đầu tàu kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lao nhanh về phía trước. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM |
Cụ thể, cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước tăng về giá trị tuyệt đối (từ 49.325 tỷ đồng năm 2011 lên 56.213 tỷ đồng năm 2015), dù có giảm về tỷ trọng đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ 24,3% năm 2011 xuống còn 19,7% năm 2015). Vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước từ 60% tăng lên 62%.
Nguồn vốn ngân sách tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 9%), nhưng 5 năm qua (2011-2015) vẫn giữ nhịp tăng bình quân 2,1%/năm nhờ triển khai nhiều hình thức huy động vốn, như bán quyền khai thác các công trình giao thông đã được đầu tư thu hồi vốn cho NSNN; bán đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu đô thị; đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đầu tư thông qua chương trình kích cầu…
Đặc biệt, TP tập trung đầu tư các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình trọng điểm. Trong số đó có những dự án quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP, điển hình như đường hầm vượt sông Sài Gòn; Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ; đường Hoàng Sa, Trường Sa gắn với cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; đường Phạm Văn Đồng… Trong đó, việc XHH đầu tư trên địa bàn TP đã mở rộng, đặc biệt đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật cần nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn dài (cầu, đường, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông công cộng…) đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo kế hoạch thu hút đầu tư của Sở KH-ĐT, từ nay đến năm 2020, TP sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP gồm 54 dự án (đã được TP thông qua chủ trương sử dụng ngân sách TP) với tổng vốn đầu tư khoảng 18.476 tỷ đồng; 105 dự án khác với tổng mức đầu tư 334.640 tỷ đồng; triển khai kêu gọi nghiên cứu đầu tư 98 dự án với tổng mức đầu tư 128.860 tỷ đồng cho những năm tiếp theo.
Kiến nghị cơ chế đặc thù
TPHCM là đô thị đặc biệt và là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng đang chịu áp lực về dân số tăng cao. Hiện nay TP có 8,5 triệu dân thường trú và 3,5 triệu dân tạm trú từ 1 tháng trở lên, với đặc thù dân cư bố trí không phù hợp. Chẳng hạn về diện tích, hiện huyện Cần Giờ và Củ Chi chiếm khoảng 50% diện tích toàn TP nhưng chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân sinh sống, còn lại 12 triệu dân tập trung ở các quận huyện khác, đã tạo áp lực rất lớn về hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, kẹt xe, y tế, giáo dục…
Đặc biệt, TP tập trung đầu tư các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình trọng điểm. Trong số đó có những dự án quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP, điển hình như đường hầm vượt sông Sài Gòn; Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ; đường Hoàng Sa, Trường Sa gắn với cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; đường Phạm Văn Đồng… Trong đó, việc XHH đầu tư trên địa bàn TP đã mở rộng, đặc biệt đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật cần nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn dài (cầu, đường, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông công cộng…) đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo kế hoạch thu hút đầu tư của Sở KH-ĐT, từ nay đến năm 2020, TP sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP gồm 54 dự án (đã được TP thông qua chủ trương sử dụng ngân sách TP) với tổng vốn đầu tư khoảng 18.476 tỷ đồng; 105 dự án khác với tổng mức đầu tư 334.640 tỷ đồng; triển khai kêu gọi nghiên cứu đầu tư 98 dự án với tổng mức đầu tư 128.860 tỷ đồng cho những năm tiếp theo.
Kiến nghị cơ chế đặc thù
TPHCM là đô thị đặc biệt và là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng đang chịu áp lực về dân số tăng cao. Hiện nay TP có 8,5 triệu dân thường trú và 3,5 triệu dân tạm trú từ 1 tháng trở lên, với đặc thù dân cư bố trí không phù hợp. Chẳng hạn về diện tích, hiện huyện Cần Giờ và Củ Chi chiếm khoảng 50% diện tích toàn TP nhưng chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân sinh sống, còn lại 12 triệu dân tập trung ở các quận huyện khác, đã tạo áp lực rất lớn về hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, kẹt xe, y tế, giáo dục…
Do vậy yêu cầu chung là phải đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính; đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tính toán tổ chức lại bộ máy hành chính hiệu quả hơn.
Để thực hiện nhiệm vụ này, TP sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ nguồn XHH phù hợp với yêu cầu phát triển từng lĩnh vực, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư; thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP trên các lĩnh vực như xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, giảm ngập, môi trường, cấp nước…
Để thực hiện nhiệm vụ này, TP sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ nguồn XHH phù hợp với yêu cầu phát triển từng lĩnh vực, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư; thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP trên các lĩnh vực như xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, giảm ngập, môi trường, cấp nước…
Hiện TP đang tập trung xây dựng cơ chế XHH ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và đầu tư hạ tầng, thể dục thể thao; đồng thời hợp tác với một tập đoàn tài chính nước ngoài để xây dựng trung tâm tài chính nhằm thu hút nguồn vốn các nhà đầu tư của các nước trên thế giới vào những dự án của TP.
Tuy nhiên, điều TPHCM cần nhất hiện nay là cơ chế tài chính đặc thù để phát triển nhanh. Từ ngày 10-6 Nghị định 48/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TPHCM để áp dụng từ năm ngân sách 2017, bắt đầu có hiệu lực thực hiện. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia vẫn còn hạn hẹp, thưa thoáng để TPHCM đột phá.
Tuy nhiên, điều TPHCM cần nhất hiện nay là cơ chế tài chính đặc thù để phát triển nhanh. Từ ngày 10-6 Nghị định 48/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TPHCM để áp dụng từ năm ngân sách 2017, bắt đầu có hiệu lực thực hiện. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia vẫn còn hạn hẹp, thưa thoáng để TPHCM đột phá.
Do đó, TPHCM sẽ tiếp tục kiến nghị Trung ương ban hành nghị quyết về một số cơ chế tài chính đặc thù nhằm giúp TP có đủ nguồn vốn đầu tư phát triển trong các lĩnh vực như tài chính, đất đai, kế hoạch đầu tư, xuất nhập khẩu…
Dự kiến UBND TPHCM sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kiến nghị cần có một nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM trên nhiều phương diện, không dừng lại ở một nghị định vì nghị định sẽ vướng luật nên khó thực hiện.
Dự kiến UBND TPHCM sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kiến nghị cần có một nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM trên nhiều phương diện, không dừng lại ở một nghị định vì nghị định sẽ vướng luật nên khó thực hiện.
Một trong những cơ chế rất đặc biệt sẽ được TPHCM kiến nghị đưa vào cơ chế tài chính đặc thù cho TP sắp tới, là việc xin Trung ương cơ chế được phụ thu một số ngành, lĩnh vực kinh doanh TP có thể thu được; được xây dựng, quản lý, thu một số loại phí phát sinh trong đô thị chưa được nêu trong Luật Phí và lệ phí. TP cũng sẽ kiến nghị Trung ương được phép chủ động sử dụng các địa chỉ nhà đất để bán đấu giá nhằm bổ sung nguồn ngân sách cho TP.