Hậu quả khó lường
Cát là một phần lãnh thổ của quốc gia, mất cát tức là lãnh thổ quốc gia đang thu hẹp dần. Để giải quyết tình trạng khai thác cát bừa bãi hiện nay, cần đánh giá tổng thể trên tất cả dòng sông khắp đất nước, không riêng rẽ của địa phương nào, rồi mới tính đến việc khai thác thế nào để không gây ảnh hưởng và làm mất đi tài nguyên quý này. |
Cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh, như thảm thực vật ven bờ, thủy sinh động và thực vật lơ lửng trong dòng sông, hệ sinh vật đáy sông, hệ sinh thái các cù lao và cồn cát... Ngay cả những mỏm đá ngầm giữa dòng sông cũng sống động với sự phong phú của các sinh vật sống bám trên đó.
Các hệ sinh thái sông này quyết định chất lượng nước và môi trường sông. Hệ sinh thái sông có nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ cây rừng ven bờ sông, các bãi thủy triều, giồng cát, cù lao giữa bãi sông, đầm lầy, các vùng cửa sông cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng hay các dải đất cao phù sa ven sông... đều thuộc về lưu vực sông. Việc khai thác cát trên sông sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành các hệ sinh thái cửa sông, dẫn đến giết chết hệ sinh thái này.
Nạo vét cát từ lòng sông nhằm đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện, là việc làm cần thiết và thường xuyên. Tuy nhiên, nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn. Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm 2 bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở 2 bên bờ có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái.
Nạo vét cát từ lòng sông nhằm đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện, là việc làm cần thiết và thường xuyên. Tuy nhiên, nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn. Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm 2 bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở 2 bên bờ có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái.
Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Do dòng sông bị xói sâu ở một điểm, lượng cát từ thượng nguồn về sẽ đọng lại ở đây không chuyển được về cho hạ du. Lúc này dòng chảy sẽ lấy cát từ chỗ khác của lòng sông để bổ sung và gây xói lở. Khi lũ lớn, hiện tượng sạt lở càng nghiêm trọng, có thể đe dọa hệ thống đê điều.
Thực tế cho thấy việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng bị hạ thấp và giảm mực nước. Tại các sông ở ĐBSCL cũng đang diễn ra thực trạng tương tự. Hiện hơn 1/2 chiều dài bờ biển của vùng này bị sạt lở, tương đương hơn 300km.
Thực tế cho thấy việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng bị hạ thấp và giảm mực nước. Tại các sông ở ĐBSCL cũng đang diễn ra thực trạng tương tự. Hiện hơn 1/2 chiều dài bờ biển của vùng này bị sạt lở, tương đương hơn 300km.
Nguyên nhân là tổng lượng phù sa sông Mê Công giảm một nửa và hoạt động khai thác cát tràn lan trên các sông. Hệ quả của việc khai thác cát khiến đáy sông Tiền và sông Hậu hạ thấp xuống mức trung bình 1,3m, nước chảy xiết và ăn ngầm bên dưới tạo ra "hàm ếch" rộng, gây sạt lở bờ sông và bờ biển. Về lâu dài nó còn đe dọa nhiều công trình cầu lớn bắc qua các con sông.
Trong tương lai, khi có 11 đập ở vùng hạ lưu sông Mê Công gồm 9 đập ở Lào và 2 ở Campuchia, lượng cát về ĐBSCL sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam), trữ lượng cát lòng sông Cửu Long khoảng 816 triệu m³.
Trong tương lai, khi có 11 đập ở vùng hạ lưu sông Mê Công gồm 9 đập ở Lào và 2 ở Campuchia, lượng cát về ĐBSCL sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam), trữ lượng cát lòng sông Cửu Long khoảng 816 triệu m³.
Dự báo nhu cầu sử dụng cát trong tương lai của 13 tỉnh, TP ĐBSCL và TPHCM đến năm 2020 lên tới khoảng 1 tỷ m³. Hiện ở ĐBSCL có khoảng 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác tại các mỏ cát dọc sông Cửu Long, khối lượng khai thác hàng năm khoảng 28 triệu m³. Như vậy, với tốc độ khai thác như hiện nay, toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ hết sau 30 năm nữa. Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này không xem xét tác động đến môi trường, hậu quả sẽ rất khó lường.
Xem lại việc cấp phép khai thác cát
Việc khai thác cát, cát tặc là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương lâu nay. Nhưng tại sao ngày càng nóng hơn. Thứ nhất, do phát triển xây dựng quá nhanh, quá lớn. Thứ hai, lợi ích từ khai thác cát rất lớn. Với lợi ích cao như vậy đôi khi người ta liều lĩnh, sẵn sàng đe dọa những ai ngăn cản. Song nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.
Xem lại việc cấp phép khai thác cát
Việc khai thác cát, cát tặc là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương lâu nay. Nhưng tại sao ngày càng nóng hơn. Thứ nhất, do phát triển xây dựng quá nhanh, quá lớn. Thứ hai, lợi ích từ khai thác cát rất lớn. Với lợi ích cao như vậy đôi khi người ta liều lĩnh, sẵn sàng đe dọa những ai ngăn cản. Song nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.
Ngay như Bộ TN-MT, dù được Chính phủ giao quản lý nhà nước về các loại tài nguyên, khoáng sản, trong đó có cát lòng sông, cũng chưa đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm quản lý tài nguyên quý này. Còn Bộ GTVT lấy mục đích là nạo vét khơi thông luồng lạch, dòng chảy nhưng phối hợp không chặt chẽ với Bộ TN-MT, nên xảy ra chuyện có nơi lấy cớ nạo vét để khai thác cát lòng sông.
Bất cập trong cấp phép chính ở chỗ khoáng sản cát lòng sông có đặc thù riêng, khác với các loại khoáng sản khác. Nếu áp dụng việc cấp phép khai thác cát như các loại khoáng sản khác không ổn. Kể cả kết quả thăm dò về trữ lượng cát lòng sông cũng không thể chính xác được. Bởi khai thác cát chỗ này, cát ở chỗ khác trôi tới, vì thế khối lượng cát khai thác thực tế lớn hơn rất nhiều so với trữ lượng khai thác được cấp.
Bất cập trong cấp phép chính ở chỗ khoáng sản cát lòng sông có đặc thù riêng, khác với các loại khoáng sản khác. Nếu áp dụng việc cấp phép khai thác cát như các loại khoáng sản khác không ổn. Kể cả kết quả thăm dò về trữ lượng cát lòng sông cũng không thể chính xác được. Bởi khai thác cát chỗ này, cát ở chỗ khác trôi tới, vì thế khối lượng cát khai thác thực tế lớn hơn rất nhiều so với trữ lượng khai thác được cấp.
Từ thực tế này nên để cho tỉnh cấp phép theo đúng quy định của Luật Khoáng sản và có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, cơ quan quản lý về giao thông đường thủy. Bởi nếu để cho bên GTVT cấp phép cho nạo vét khơi thông luồng lạch kết hợp tận thu cát, rồi lại cấp cho đơn vị của ngành thực hiện, chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Sau khi có đánh giá về nhu cầu cần khơi thông luồng lạch, ngành GTVT nhất thiết phải phối hợp với sở TN-MT các tỉnh thành để xem xét trước khi trình UBND tỉnh. Đặc biệt, trong cấp phép khai thác cát lòng sông dứt khoát không nên cấp phép dài hạn.
Sau khi có đánh giá về nhu cầu cần khơi thông luồng lạch, ngành GTVT nhất thiết phải phối hợp với sở TN-MT các tỉnh thành để xem xét trước khi trình UBND tỉnh. Đặc biệt, trong cấp phép khai thác cát lòng sông dứt khoát không nên cấp phép dài hạn.
Cần nghiêm khắc về trách nhiệm với cơ quan cấp phép, đơn vị khai thác trong thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như gây sạt lở 2 bên sông. Để giải quyết được phải có giải pháp đồng bộ vì vấn đề khai thác cát không chỉ liên quan đến riêng quản lý khoáng sản. Còn nếu chỉ có giải pháp riêng của một ngành nào đó không thể giải quyết triệt để được.
Theo đó, Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất, phải có chỉ đạo thống nhất việc cấp phép khai thác cát. Và với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Bộ TN-MT cần trình Thủ tướng ban hành một văn bản riêng về khai thác cát, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.