Dịch vụ giám định tuổi vàng theo chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005

Vàng non, vàng thiếu tuổi là thủ thuật của một số đơn vị kinh doanh bất chính thường dùng để rút ruột vàng nguyên chất sau đó pha thêm nhiều tạp chất kim loại khác để “móc túi” người tiêu dùng. Vấn nạn này dù bị dư luận lên án, nhưng trên thực tế người dân vẫn chưa biết được cách tự bảo vệ mình khi mua vàng, nhất là đối với vàng trang sức.

Vàng non, vàng thiếu tuổi là thủ thuật của một số đơn vị kinh doanh bất chính thường dùng để rút ruột vàng nguyên chất sau đó pha thêm nhiều tạp chất kim loại khác để “móc túi” người tiêu dùng. Vấn nạn này dù bị dư luận lên án, nhưng trên thực tế người dân vẫn chưa biết được cách tự bảo vệ mình khi mua vàng, nhất là đối với vàng trang sức.

Lập lờ thị trường vàng

Có thể nói thị trường vàng Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Cụ thể khách hàng mua vàng ở đâu thì phải bán lại ở đó và đặc biệt không được đảm bảo chất lượng tuổi vàng.

Lĩnh vực giám định vàng còn nhiều kẽ hở, chất lượng vàng bị thả nổi, vàng đóng dấu 18K (75%), nhưng hàm lượng thực tế rất thấp khoảng 60-68% trở xuống.

Hiện tại vẫn chưa có một đơn vị kiểm định vàng của Nhà nước tham gia trong lĩnh vực giám định chất lượng vàng, nên người tiêu dùng luôn bị thiệt hại.

Với định hướng quản lý chặt chẽ thị trường vàng trong tương lai, Nhà nước sẽ bắt buộc các đơn vị sản xuất phải tuân thủ đóng dấu tuổi vàng lên sản phẩm theo đúng hàm lượng vàng đã sản xuất. Ngoài ra, Nhà nước sẽ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng vàng thống nhất để làm cơ sở chế tài xử lý vi phạm.

Hiện nay, vàng thiếu tuổi tràn lan trên thị trường, nhưng lại chưa có bất cứ xử phạt nào. Trong dài hạn, thị trường vàng kỳ vọng Nhà nước sẽ thành lập Trung tâm Kiểm định vàng bạc đá quý (VBĐQ) quốc gia để bảo vệ người tiêu dùng và chia sẻ công việc có tính đặc thù với Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh Trung tâm Kiểm định VBĐQ quốc gia, Việt Nam cần có những trung tâm kiểm định chất lượng của các doanh nghiệp có năng lực chuyên môn trong ngành vàng để thúc đẩy tính cạnh tranh.

 Chuyên gia giám định của Trung tâm Vàng ACB cán mỏng mẫu để khử bạc. Ảnh: V.NGHI

Chuyên gia giám định của Trung tâm Vàng ACB cán mỏng mẫu để khử bạc. Ảnh: V.NGHI

Thực tế ở nước ta hiện nay chỉ có vài đơn vị đủ năng lực chuyên môn và tài chính để đầu tư xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng vàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong số đó, Ngân hàng Á Châu (ACB) là đơn vị tiên phong thực hiện mục tiêu này.

ThS. Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng ACB, cho biết dù đơn vị chỉ mới thành lập và hoạt động từ năm 2008, nhưng ngay từ đầu Trung tâm Vàng ACB đã tự nguyện áp dụng nguyên tắc đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường quốc tế với phương châm “chất lượng luôn đúng, trọng lượng luôn dương” (không được phép cân trọng lượng sai số âm gây thiệt hại cho khách hàng).

Chuyên nghiệp hóa việc bảo vệ người tiêu dùng

Nhận thấy những khó khăn hiện hữu của ngành vàng, ngay trong năm 2010 ACB đã đón đầu định hướng xây dựng Nhà máy Tinh luyện vàng (Refinery) và Phòng Thí nghiệm giám định tuổi vàng (Assay Laboratory) theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển dịch vụ tinh luyện và giám định thương mại về vàng.

Hiện nay, tất cả thương hiệu vàng trong nước khi xuất khẩu ra nước ngoài đều bị xem là vàng tạp chất (gold scrap) và đối tác nước ngoài sẽ phải nấu chảy để kiểm định lại hàm lượng vàng. Vàng thấp tuổi khi đưa vào Trung tâm Vàng ACB đều có thể tinh luyện thành vàng 24K (vàng 4 số 9) và đã được các hãng tinh luyện quốc tế kiểm chứng, chứng minh năng lực tinh luyện vàng của Trung tâm Vàng ACB.

Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngưng sản xuất vàng miếng trong năm 2011 để chỉnh đốn lại thị trường vàng và tăng tính kiểm soát về hoạt động mua bán vàng miếng và chất lượng sản phẩm vàng chứng tỏ chiến lược của ACB đã đi đúng hướng, phù hợp với hướng phát triển của thị trường trong xu hướng hội nhập.

Trong năm 2011, các dịch vụ giám định và tinh luyện vàng đã giúp ACB thu hồi vốn đầu tư. Khách hàng sử dụng dịch vụ này là các công ty nữ trang trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp khai thác vàng, cơ sở phân kim, trung tâm phân tích, giám định và cơ quan quản lý nhà nước.

Cuối năm 2011, Trung tâm Vàng ACB đã đạt cùng lúc 2 giấy chứng nhận ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng và ISO/IEC 17025:2005 - Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm. Đây là tiêu chuẩn quốc tế công nhận phòng thử nghiệm có đủ năng lực kiểm tra chất lượng và kết quả thử nghiệm được thừa nhận trên toàn thế giới.

Trong đó, Phòng Giám định Chất lượng của Trung tâm Vàng ACB được công nhận phù hợp cho 2 phương pháp thử: huỳnh quang tia X (X-Ray fluorescence) và nhiệt kim (fire assay), cũng hoàn toàn phù hợp với 2 bộ tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7054:2002 Vàng thương phẩm-Yêu cầu kỹ thuật và TCVN 7055:2002 Vàng và Hợp kim vàng-Phương pháp huỳnh quang tia X do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành năm 2002.

Với giấy chứng nhận ISO/IEC 17025:2005, Trung tâm Vàng ACB đã trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành tại Việt Nam được công nhận có đủ năng lực giám định chất lượng vàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ông Khanh, Việt Nam đang rất yếu và thiếu khâu tinh luyện vàng nguyên liệu và giám định chất lượng tuổi vàng. Nếu làm tốt 2 việc này, người tiêu dùng sẽ được bảo vệ về mặt chất lượng và chúng ta sẽ không lãng phí ngoại tệ để nhập khẩu vàng thỏi tinh chất từ nước ngoài.

Hiện nay môi trường pháp lý của ngành vàng đang có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi đó không hoàn toàn bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng và người tiêu dùng. Đây là bước khởi đầu cần thiết để tái cấu trúc, sắp xếp lại ngành VBĐQ.

Đón đầu xu hướng này, ông Khanh cho biết thêm, ACB hoàn toàn có thể cung cấp vàng tinh luyện 99,99% cho Ngân hàng Nhà nước để sản xuất vàng thương hiệu quốc gia SBV và đảm nhận vai trò giám định chất lượng độc lập để chia sẻ cơ sở vật chất hiện đại sẵn có với Ngân hàng Nhà nước. ACB sẽ hướng đến việc hoàn thiện dịch vụ giám định vàng và tinh luyện vàng ở mức độ cao hơn.

Các tin khác