Điện ảnh châu Á trỗi dậy

Ngành công nghiệp điện ảnh và giải trí tại gia của châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ chưa từng thấy, dự kiến sẽ đạt tới 23,9 tỷ USD vào năm 2014.

Ngành công nghiệp điện ảnh và giải trí tại gia của châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ chưa từng thấy, dự kiến sẽ đạt tới 23,9 tỷ USD vào năm 2014.

Một lĩnh vực chủ chốt làm động lực cho sự tăng trưởng của ngành điện ảnh chính là khả năng làm hậu kỳ và hiệu ứng hình ảnh. 4 trong số 5 bộ phim được đề cử “Giải hiệu ứng hình ảnh” ở Oscar vừa qua đã được góp phần bởi các chuyên viên đồ họa châu Á.

Không thiếu những bàn tay châu Á tài hoa đã tham gia vào “Cuộc đời của Pi” - bộ phim đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh và giành giải Oscar hiệu ứng hình ảnh.

Có 600 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới, ở châu Á (Mumbai, Hyderabad, Kuala Lumpur và lãnh thổ Đài Loan) cũng như tại California và Canada đã làm việc cùng nhau để tạo ra các cảnh khác nhau trong phim Cuộc đời của Pi.

Từng được xem là một cơ sở để sản xuất phim chi phí thấp, nhưng trong những năm gần đây châu Á đã nổi lên kề vai sát cánh với các đại gia của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới. Để làm hiệu ứng đặc biệt chất lượng cao có thể mất vài tháng, thậm chí vài năm.

Do đó, bằng cách phân tán công việc sang các thị trường khác nhau, nhà sản xuất có thể cắt giảm thời gian cũng như chi phí. VR Srivatsan, Giám đốc quản lý Công ty Phần mềm Autodesk, giải thích: “Ranh giới địa lý không còn là rào cản nữa, công việc được luân chuyển qua những múi giờ khác nhau và có thể phân công đúng người đúng việc. Châu Á có rất nhiều tài năng, các hãng phim lớn trên thế giới đang rất háo hức khai thác nguồn lực này”.

Bộ phim “Cuộc đời của Pi” của đạo diễn Lý An, có sự góp phần của các chuyên gia hiệu ứng hình ảnh người châu Á, đã thắng lớn tại giải Oscar.

Bộ phim “Cuộc đời của Pi” của đạo diễn Lý An, có sự góp phần của
các chuyên gia hiệu ứng hình ảnh người châu Á, đã thắng lớn tại giải Oscar.

Ngày nay, châu Á có điều kiện tiếp cận tốt hơn trước đối với các công cụ cần thiết để đáp ứng những tiêu chuẩn trong ngành, điều này đã giúp châu Á đóng một vai trò lớn hơn trong ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu.

Các công ty phần mềm như Autodesk đã tích cực phát triển các sản phẩm công nghệ cho sân chơi này. Công nghệ trong quá trình sản xuất khác nhau được mang từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách hiệu quả nhất. Không có giới hạn nào cho khả năng sáng tạo của con người, cũng như chẳng có lý do gì ngành công nghiệp phim châu Á không thể cạnh tranh và giành được nhiều thành công hơn nữa.

Thị trường phim ảnh châu Á cũng ngày càng có trọng lượng về mặt tài chính. Không chỉ Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới, mà cả Hàn Quốc và Nga đều trở nên quan trọng hơn trong ngành kinh doanh phim ảnh.

Thị trường điện ảnh Nga đã tăng mạnh 20% trong năm 2012, và một bộ phim như “Kỷ băng hà 4” có thể đạt doanh thu 50 triệu USD, tức hơn nửa kinh phí bỏ ra. Ngay như nhà sản xuất lừng danh Hollywood với những bộ phim hành động “bom tấn” Jerry Bruckheimer cũng thừa nhận: “Thời nay, chúng tôi không thể mạo hiểm làm ra một bộ phim đắt tiền mà diễn viên chính không nổi tiếng với khán giả châu Á”.

Thậm chí, Bruckheimer còn khuyên các nhà viết kịch bản nghĩ tới tính quốc tế và đặt ra vai diễn cho các ngôi sao châu Á. Hồi những năm 1980, chỉ riêng khu vực Bắc Mỹ cũng đã mang về 2/3 doanh thu của các bộ phim Hoa Kỳ, nhưng giờ đây, tỷ lệ này chỉ còn 1/3.

Ước tính đến năm 2014, ngành công nghiệp điện ảnh và giải trí tại gia của châu Á có thể đạt tới 23,9 tỷ USD. Châu Á đang đột phá tới tương lai tươi sáng trong ngành công nghiệp nơi phương Tây đã chiếm lĩnh một thời gian dài. Hơn thế, châu Á bắt đầu “tấn công” ngược vào kinh đô phim ảnh Hollywood.

Trong đó, công ty đầu tư Ấn Độ Reliance đã mua lại phần lớn cổ phần hãng phim DreamWorks, công ty điện tử Trung Quốc TLC mua quyền đặt tên Rạp hát Trung Hoa Grauman ở ngay trung tâm Hollywood...

Các tin khác