Những loại ung thư thường gặp
Đối với nam giới thường thấy những loại ung thư như gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vòm họng. Còn ở nữ giới hay mắc những loại ung thư như vú, phổi, gan, cổ tử cung, dạ dày. Trong đó nhiều loại ung thư bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và những thói quen xấu trong sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, bia quá nhiều.
Chẳng hạn như ung thư gan. Những yếu tố dẫn đến ung thư gan bao gồm viêm gan siêu vi (B và C); xơ gan (bắt nguồn từ gan nhiễm mỡ không do rượu); xơ gan ( gan nhiễm mỡ do rượu bia); thực phẩm nhiễm nấm Aflatoxins; hút thuốc lá, béo phì; đái tháo đường tip 2.
Những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày: do khuẩn HP; do tiêu thụ nhiều thực phẩm xông khói, thịt muối, dưa muối, thực phẩm công nghiệp (chứa nhiều nitrates hay nitrites); hút thuốc lá, thừa cần, béo phì.
Những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng: thừa cân, béo phì, thiếu hoạt động thể lực, ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn thiếu chất xơ; hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu. Với ung thư vòm họng, những nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm: ăn nhiều thịt cá muối, hút thuốc lá, nhiễm một số hóa chất, do gene gia đình…
Ngay với ung thư vú, ngoài những nguyên nhân gây bệnh như không có con hoặc có ít hơn 2 con, tiền sử gia đình, việc thừa cân béo phì, uống rượu bia, ít vận động thể lực cũng là những lý do khiến nữ giới mắc ung thư vú. Hoặc ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ngoài những nguyên nhân như nhiễm HPV, sinh nhiều con, sinh con sớm thì chế độ ăn thiếu rau, trái cây và việc thừa cân béo phì cũng là những nguyên nhân không thể bỏ qua.
Ăn uống phòng tránh ung thư
Ăn uống phòng tránh ung thư
Để phòng tránh ung thư, dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo cân đối giữa các chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột là hết sức quan trọng. Trong đó về chất xơ nên đảm bảo 3-4 đơn vị rau mỗi ngày (một đơn vị rau tương đương một chén canh hoặc 1/2 chén rau xào) và 3 đơn vị trái cây mỗi ngày (một đơn vị trái cây tương đương 1 quản táo, lê hoặc 2 múi bưởi, 1/4 quả đu đủ).
Về chất đạm, khuyến cáo cân bằng giữa đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật bao gồm thịt, cá. Đạm thực vật bao gồm đậu, đỗ, nấm… hiện nay người dân Việt Nam vẫn chủ yếu ăn đạm động vật mà chưa sử nhiều đạm thực vật vì vậy khuyến cáo nên ăn xen kẽ, ăn chay một vài ngày trong tuần. Nên sử dụng đậu hạt và các chế phẩm từ đậu nành.
Đối với chất béo, hạn chế các thực phẩm có chất béo cholesterol (như trong phủ tạng động vật, da gà, da heo); hạn chế chất béo transfat (có trong thực phẩm công nghiệp, mì gói); hạn chế ăn mỡ động vật vì chứa chất béo bão hòa. Nên sư dụng dầu olive, dầu mè, dầu hạt cải, dầu dậu nành.
Về tinh bột, người Việt Nam hay ăn cơm nhưng chủ yếu là ăn cơm trắng trong khi người nước ngoài đã chuyển qua ăn bánh mì đen. Điều này cho thấy việc sử dụng tinh bột của nước ngoài tiến xa hơn chúng ta khá nhiều. Ngày xưa phương tây ăn bánh mì trắng làm từ ngũ cốc chà xát kỹ nhưng sau này họ đã nhận ra lúa mì để lại lớp vỏ ngoài sẽ giữ lại chất xơ và nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ và cũng giúp no lâu. Hiện nay phương tây gần như 90% dân số sử dụng bánh mì đen.
Với người Việt Nam ngoài gạo trắng, chúng ta hay ăn gạo lứt khá tốt cho sức khỏe trong việc bổ sung chất xơ và nhiều khoáng. Khuyến cáo người dân nên ăn xen kẽ gạo lứt vào các bữa gạo trắng, nhưng khi ăn gạo lứt vẫn đảm bảo thịt, cá, rau, củ kèm theo chứ không chỉ ăn gạo lứt muối mè như một số trường phái. Cũng cần chú ý khi mua gạo lứt là gạo có màu nâu, tránh nhầm lẫn với gạo huyết rồng màu đỏ.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi người nên ăn từ 20-22 gram chất xơ mỗi ngày, song nhiều người không đạt nổi với cách ăn như bây giờ với chủ yếu ăn gạo trắng, rau, trái cây ăn hạn chế. Và với cách ăn này chỉ đạt khoảng 8-10 gram chất xơ là tối đa. Chính vì thế, muốn tăng chất xơ thì gạo lứt là giải pháp, các loại đậu, hạt cũng là giải pháp cần khuyến khích.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thực phẩm nên hạn chế thực phẩm công nghiệp có màu đỏ, hạn chế nướng thịt trực tiếp trên lửa vì dễ sinh ra các chất gây ung thư; không nên sử dụng gia vị, ngũ cốc bị mốc vì có chứa Aflatoxin (độc tố được sinh ra từ nấm Aspergillus).
Chú ý đến một số hóa chất dùng trong chế biến thực phẩm có hại cho sức khỏe như formol (chất bảo quản hay dùng trong bún và bánh phở); thạch tín, hàn the. Đặc biệt việc sử dụng rượu bia cũng phải hết sức chú ý không sử dụng quá nhiều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hạn chế ăn uống đồ quá nóng vì dễ gây ung thư thực quản. Hạn chế sử dụng đồ nhựa có chất BPA.
Chế độ vận động hợp lý
Chế độ vận động hợp lý
Ngoài một chế độ dinh dưỡng đảm bảo, việc vận động cũng không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cần vận động đủ mới mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, mỗi tuần cần vận động 150 phút và khi vận động phải thở mạnh, nhịp tim hơn 100 lần/phút mới có tác dụng.
Tuy nhiên, dù đảm bảo dinh dưỡng và vận động thể lực vẫn còn nhiều việc cần làm để phòng tránh ung thư như tiêm ngừa vacxin (nếu có), đảm bảo một lối sống lành mạnh. Và quan trọng nhất phải tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.