Doanh nghiệp Việt rất dễ bị 'sốc' khi vào thị trường Ấn Độ

(ĐTTC) - Theo chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân, khi tiếp cận với thị trường Ấn Độ các doanh nghiệp phải hiểu rằng đang tiếp cận một thị trường của nhiều thị trường, quốc gia của nhiều quốc gia. 

Doanh nghiệp Việt rất dễ bị 'sốc' khi vào thị trường Ấn Độ

Chia sẻ về nội dung "Thâm nhập hiệu quả thị trường Ấn Độ như thế nào" trong khuôn khổ Lễ công bố HVNCLC, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân đã mang đến nhiều "bí kíp" cho các doanh nghiệp Việt.

Theo bà Vân, nếu muốn khai phá thị trường Ấn Độ thì doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tâm lý tốt để không bị sốc về sự tương phản bạn có thể gặp ở vùng đất này. Sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp xã hội ở Ấn Độ còn rất lớn. Nếu không hiểu được những yếu tố này các doanh nghiệp có thể gặp những sự cố khóc dở mếu dở khi đàm phán làm ăn.

Chưa hết, Ấn Độ cũng là cái nôi của Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo và đạo Sikh. Cùng với sự đa dạng về tôn giáo, phân biệt về đẳng cấp nên sự tương phản, khác biệt giữa các vùng khác nhau, giữa các nhóm khách hàng khác nhau là rất lớn.

Vì thế khi tiếp cận với thị trường Ấn Độ các doanh nghiệp phải hiểu rằng đang tiếp cận một thị trường của nhiều thị trường, quốc gia của nhiều quốc gia… Các doanh nghiệp phải nhắm rõ mình đi vào bang nào, nông thôn hay thành thị, đối tượng khách hàng nào.

Ngoài ra cũng còn khá nhiều điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn qua thị trường Ấn Độ. Ấn Độ có 38% ăn chay. Tất cả các công ty, kể cả các công ty lớn khi vào thị trường Ấn Độ là thì phải luôn nghĩ đến dân số ăn chay này. Các sản phẩm chay sẽ là sản phẩm đầu tiên trước khi nhìn qua các sản phẩm khác.

Chưa hết, người tiêu dùng quan trọng sự tối ưu hóa sản phẩm. Khi mua một chai nước, một hộp snack… họ quan tâm đến chuyện tận dụng cái chai, cái hộp đó để làm thàm lọ đựng hoa hay hộp đựng đồ. Tức là người ta rất quan trọng về tính năng, bạn phải nghĩ người ta mua hộp chip này, chai nước này có khi vì cái lọ hoa, cái hộp đựng đó mà mua chứ không phải vì sản phẩm bên trong.

Bà Vân nhấn mạnh đến một yếu tố quan trọng đó là hàng hoá sản xuất ở đâu. "Hiện giữa ASEAN và Ấn Độ đã có hiệp định thương mại tự do, nhưng không có nghĩa thuế bằng 0 có một số mặt hàng đặc biệt thuế xuất chỉ giảm từ 75% xuống 45%, thuế xuất cực cao.

Vì thế khi vào thị trường Ấn Độ để tránh các khoản thuế quan này chúng ta có thể phải tính trước chuyện tìm đối tác nội địa để sản xuất", bà Vân chia sẻ.

Các tin khác