Đón đọc ĐTTC bộ mới số 114 phát hành thứ hai ngày 2-8-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 114 phát hành ngày 2-8-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 114 phát hành thứ hai ngày 2-8-2021 ảnh 1
- Mục tiêu 9 tỷ USD và những nghịch lý: Dù dịch Covid-19 chưa được khống chế, nhưng do nhu cầu hồi phục tại Mỹ, châu Âu và các thị trường tiềm năng khác, xuất khẩu thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt trên 4 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ 2020. Dự báo, xuất khẩu thủy sản năm nay có thể cán đích 9 tỷ USD. Khách quan nhìn nhận mục tiêu này không lớn. Xuất khẩu thủy sản năm 2020 thua 2019 1,8%, năm 2019 lại thua 2018 2,4%. Vậy năm nay đạt  9 tỷ USD cũng chỉ nhỉnh chút đỉnh so với 2018 (8,8 tỷ USD). Khiêm tốn, nhưng đạt được không dễ. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Sức ép các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển: Ngày 27-7 vừa qua, Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu. So với báo cáo hồi tháng 4, kinh tế toàn cầu vẫn giữ nguyên triển vọng hồi phục trở lại. Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế phát triển được dự báo tăng trưởng lạc quan hơn thì các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển bị rơi vào tình trạng hụt hơi. Đâu là những thách thức đối với Việt Nam và những nền kinh tế trong cùng nhóm? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Nền kinh tế đang kiệt sức: Sức khỏe nền kinh tế đang yếu dần khi giãn cách xã hội để chống dịch đang ngày càng kéo dài và lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Giãn cách lần này lại diễn ra ở các trung tâm kinh tế lớn, khu vực sản xuất công nghiệp và thủ phủ của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, khiến cho các hoạt động kinh tế ngày càng bị thu hẹp lại. Trong khi đó, sức khỏe của doanh nghiệp đã bị bào mòn rất nhiều, còn các bất ổn vĩ mô thì đang liên tục tăng lên. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Xây dựng sức chịu đựng nền kinh tế sau đại dịch: Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh chưa từng có đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Chính phủ các nước đều thực hiện những giải pháp chính sách vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế, trong đó cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được coi là giải pháp chủ yếu. Các giải pháp hỗ trợ được phân chia theo 3 giai đoạn: dịch bệnh bùng phát; mở cửa lại nền kinh tế; phục hồi và xây dựng sức chịu của nền kinh tế. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Cơ hội trong đại dịch?: Mặc dù nhiều ngành nghề đã và đang đối mặt với thách thức đến từ các biến động kinh tế do dịch Covid-19, nhưng ngành tài chính vẫn cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ và sức tăng trưởng đột phá nhờ vào các giải pháp thanh toán điện tử. Đó là nhận định được đưa ra khá nhiều từ các chuyên gia tài chính thế giới và trong nước thời gian gần đây. (Yên Lam)
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Chỉ mới là chất xúc tác, chưa trở thành động lực: NHNN đang khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định về TTKDTM để thay thế Nghị định 110/2014/NĐ-CP. Điểm mới trong dự thảo này cho phép các NH ủy thác cho các bên thứ ba làm đại lý thanh toán thực hiện một số dịch vụ cơ bản như mở tài khoản, nạp/rút tiền mặt, chuyển tiền… Ngành tài chính thế giới sẽ có những thay đổi lớn trong và sau dịch bệnh, Chính phủ phải yêu cầu các cơ quan áp dụng TTKDTM nắm bắt tình hình để có những thay đổi kịp thời về công nghệ, tăng cường bảo mật để đảm bảo vấn đề an ninh tiền tệ cho quốc gia và thúc đẩy các phương thức thanh toán mới. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Đại dịch và tương lai của thanh toán số: Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm xuất hiện mối lo ngại của người dân ở các quốc gia về việc lây truyền virus qua tiền mặt. Chính vì thế các hình thức TTKDTM, thanh toán trực tuyến và không tiếp xúc gia tăng ở các quốc gia. Điều này cho thấy sự ưu tiên mới đối với việc số hóa giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. (PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM) 
- Tranh chấp kinh doanh do Covid ngày càng nhiều: Đại dịch Covid-19 đã làm gãy đổ nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước. Điều này đã làm gia tăng các vụ tranh chấp tại tòa án, trung tâm trọng tài quốc tế (TTTTQT) ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc tranh chấp tại tòa tốn kém chi phí, mệt mỏi do kéo dài thời gian. Vì thế hòa giải đang là một trong những phương thức hiệu quả. (Thanh Lâm)
- Thành quả giảm nghèo chưa bền vững: Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15 bàn rất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Làm thế nào để chương trình này đạt hiệu quả thực chất là nội dung được các đại biểu quốc hội và cả xã hội quan tâm. (PGS. TS Nguyễn Minh Hòa) 
- Ngành ngân hàng: Nguy cơ “lãi giả - lỗ thật”: Các nhà băng ghi nhận lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này đang được tạm tính trên các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật, tức chưa thể hiện được thực chất hoạt động của ngành này. (Cát Tường)
- Đầu tư gì khi thị trường lao dốc?: Cùng khoảng thời gian này năm ngoái, chính yếu tố dịch bệnh làm cho nhiều người ở nhà từ đó đầu tư nhiều hơn, trong bối cảnh kiếm tiền online hợp pháp nhất chính là thị trường chứng khoán (TTCK). Số lượng tài khoản CK mở tăng vọt, liên tiếp phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Làn sóng nhà đầu  tư (NĐT) F0 bùng nổ giúp TTCK thăng hoa, các cổ phiếu (CP) tăng điểm như vũ bão. Nhưng năm nay có vẻ cũng chính lý do này lại làm thị trường giảm điểm. Vì sao? (Phan Dũng Khánh)
- Cổ phiếu nhà băng qua thời cùng tăng, cùng giảm: Những phiên giao dịch gần đây, nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH) đã có sự phân hóa khá rõ ràng với mã tăng, mã giảm, không còn cảnh cùng đồng loạt xanh hay đỏ như trước. (Kim Giang)
- Phân khúc nhà cho thuê đối mặt nhiều khó khăn: Nhiều hoạt động kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân bị ngưng trệ do dịch Covid-19, đã khiến phân khúc nhà cho thuê “đứng” theo. (Đỗ Trà Giang)
- Công nghệ giải trí không tưởng (Nhã Trúc)
- Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn: Khi quyết tâm tham gia triển lãm quốc tế đầu tiên “London International Exhibition on Industry and Art -1862” và thành công rực rỡ tại “Second Paris International Exposition of 1867”, lãnh chúa Shimazu mong muốn được phương Tây biết đến, công nhận và giúp đỡ phiên bản Satsuma độc lập khỏi Nhật Bản trước khi Mạc Phủ chuyển giao chính quyền cho Thiên hoàng. Satsuma từ đó trở thành thương hiệu gốm đất nung nổi tiếng thế giới với hai dòng: Gosu-blue vẽ trên men xanh cobalt phục vụ Trà đạo được sản xuất rất ít trước 1873, và dòng dệt thổ cẩm dát vàng kỹ thuật Nishikide-Kinrande kỷ nguyên Minh Trị được phương Tây ngưỡng mộ, săn tìm.  (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Kinh tế các nước sống chung với dịch: Thái Lan và Indonesia: Là nước phụ thuộc nặng vào du lịch, đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế Thái Lan nặng nề hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Trong khi đó, Indonesia đang trở thành tâm điểm mới của đại dịch, với số ca tử vong mỗi ngày cao nhất châu lục. 2 nước này có kế hoạch phục hồi như thế nào? (Vĩnh Cẩm)
- Dặm trường nông sản Việt vào châu Âu: Trung tuần tháng 7, 24 tấn gạo ST25 của Việt Nam lần đầu cập cảng Antwerpen (Bỉ). Đã có khách hàng ở Bỉ, Đức, Pháp muốn chia sẻ những tấn gạo đầu tiên do Công ty Vinamex nhập, nhen nhóm hy vọng cho kiều bào nông sản quê nhà có mặt trong siêu thị châu Âu. (Lâm Văn)
- Nắm bắt xu hướng nhập khẩu và khai thác kênh phân phối: Thị trường đồ nội thất châu Âu nhiều cơ hội nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Khi các nước sản xuất với số lượng lớn chiếm ưu thế ở phân khúc thấp, phân khúc trung cấp và cao cấp là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp. Để thâm nhập những phân khúc thị trường này, nhà sản xuất/xuất khẩu cần tăng giá trị cho sản phẩm của mình thông qua thiết kế, tay nghề tinh xảo, tính bền vững và giới thiệu về sản phẩm đó. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Giáo dục tại nhà ở Mỹ trào lưu tạm thời?: Ở Mỹ, giáo dục tại nhà (homeschooling) là hình thức hợp pháp, nhưng chưa bao giờ được xem là điều “bình thường”. Tuy vậy, “đại dịch Covid-19 đã làm bùng nổ hình thức giáo dục này” - Khadija Ali-Coleman, nhà nghiên cứu các trường hợp trẻ em người Mỹ gốc Phi được giáo dục tại nhà cho biết. (Phúc Hà)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác