Đón đọc ĐTTC bộ mới số 116 phát hành thứ hai ngày 16-8-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 116 phát hành ngày 16-8-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 116 phát hành thứ hai ngày 16-8-2021 ảnh 1
- Xuất khẩu thủy sản: Coi chừng thẻ đỏ!: Đến nay sau gần 4 năm loay hoay chưa thể gỡ được thẻ vàng, thì nhiều ý kiến bắt đầu tỏ ra lo ngại liệu chúng ta có bị EC rút thẻ đỏ hay không. Phía Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cũng như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng với những nỗ lực của Việt Nam thì khó bị rút thẻ đỏ và đặt mục tiêu trong năm 2022 chúng ta sẽ gỡ được thẻ vàng trở về thẻ xanh. Nếu bị thẻ đỏ nhiều thị trường khác cũng sẽ siết chặt gọng kìm kiểm soát thủy hải sản của Việt Nam. Như vậy khó sẽ càng thêm khó. Đừng để vàng mãi vàng hoặc vàng chuyển đỏ. Hãy nỗ lực để vàng thành xanh, kéo lại uy tín và sức tăng trưởng cho một ngành hàng đầy tiềm năng xuất khẩu là thủy sản. 
- Shipper: Mắt xích quan trọng trong chuỗi chống dịch: TPHCM đang dồn toàn bộ sức lực để thực hiện Chỉ thị 16 với đích hướng đến ngày 15-9 đưa TP trở về trạng thái bình thường mới từng phần hay toàn bộ. Hiện nay, shipper đang giữ vai trò rất quan trọng trong chuỗi vận hành kinh tế: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. TMĐT sẽ soán ngôi các loại hình, trở thành loại hình kinh doanh chủ đạo trong tương lai không xa, như Alvin Toffler, nhà tương lai học, dự báo đời sống xã hội sẽ đảo lộn bởi công nghệ thông tin.  (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Cơ hội  tăng giá bền vững đồng Việt Nam: Mối đe dọa về thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cuối cùng đã kết thúc, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ (UST) Janet Yellen và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng. Theo đó, Mỹ sẽ không áp đặt các mức thuế cứng nhắc đối với Việt Nam, và NHNN sẽ cho phép giá trị của đồng Việt Nam (VNĐ) tăng phù hợp với nền tảng kinh tế vững mạnh của Việt Nam. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng Vina Capital)
- Thế giới hưởng lợi gì từ gói chi tiêu công ngàn tỷ USD của Mỹ?: Ngày 10-8, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói chi tiêu công 1.000 tỷ USD. Gói chi tiêu này có thể giúp thúc đẩy năng suất của nền kinh tế, giúp Mỹ quay lại chu kỳ kinh tế mở rộng dài hơn; kích thích Anh, EU, Nhật Bản và cả Trung Quốc đẩy nhanh các gói kích thích kinh tế đã được thông qua của mình. Gói chi tiêu này được nhận định là chất xúc tác cho cuộc chạy đua đổi mới hạ tầng và đầu tư vào con người, cũng như giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu ở nhiều nước. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Việt Nam phải đua với Indonesia: Trong khu vực Đông Nam Á, hiện nay Indonesia là một nền kinh tế có độ tranh canh cao với Việt Nam, nhất là trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 9-8 vừa qua, Chính phủ của Tổng thống Joko Widodo đã khai trương một website nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy phép đầu tư với mục tiêu không hề giấu giếm là cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan. Liệu chúng ta có chạy đua cùng với Indonesia? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global )
- Ì ạch giải ngân đầu tư công: Thiếu tiền hay thiếu trách nhiệm?: Đẩy mạnh đầu tư công (ĐTC) là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trong các tháng cuối năm 2021. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, ĐTC đang gặp rất nhiều khó khăn. Để ĐTC đạt được hiệu quả, cần quy rõ trách nhiệm và vai trò người đứng đầu của các cơ quan ban, ngành đối với các dự án ĐTC hiện nay. Trách nhiệm này cần được thực hiện từ khâu lập kế hoạch đầu tư sơ bộ, đến lập dự án tiền khả thi, lập dự án khả thi, kiểm tra, giám sát, thẩm định các dự án, đến các khâu thực hiện đầu tư dự án. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)
- Đầu tư công trong ngành GTVT: Có tiền cũng khó giải ngân: Dù đạt được những kết quả nhất định trong triển khai kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm, song quá trình giải ngân cho các dự án trong 6 tháng còn lại của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang bị nghẽn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP chung, nhất là khi Bộ GTVT đang được giao giải ngân những dự án trọng điểm có quy mô lớn, đóng vai trò là động lực kích thích các ngành kinh tế khác tăng trưởng. (Lưu Thủy)
- Cao tốc TPHCM-Tây Ninh: Vẫn phải chờ Quốc hội phê duyệt vốn: Dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc TPHCM-Mộc Bài (Tây Ninh) đã được TPHCM đồng ý về chủ trương. Theo đó, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 9.763 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách TPHCM khoảng 2.300 tỷ đồng và ngân sách tỉnh Tây Ninh khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT), nguồn vốn cho dự án tăng lên khá nhiều, hiện chưa được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của TPHCM giai đoạn 2021-2025. (Đỗ Trà Giang)
- Gải ngân vốn đầu tư công: Chọn lọc dự án, cán bộ dám làm: Việc giải ngân vốn ĐTC chậm không phải bây giờ mới nói đến, mà đặt trong bối cảnh luật pháp liên quan tới ĐTC của Việt Nam khá chặt chẽ và phức tạp, khi nỗ lực chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng được đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân bị chững lại. Theo quan sát của tôi, tốc độ giải ngân trong vòng 5 năm trở lại đây khá thấp, thường chỉ giải ngân được 1/3 số vốn. Cái vướng mắc cơ bản là liên quan tới Luật ĐTC và các quy định hướng dẫn khá chặt chẽ, nên các địa phương và chủ dự án khó khăn trong triển khai vốn ĐTC. (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)
- Tìm cơ chế bảo vệ người dám nghĩ dám làm: Có 2 lý do để ĐTC sẽ vẫn là xu hướng chủ đạo, trợ lực cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Thứ nhất, dư địa cho ĐTC cao hơn, tỷ lệ trần nợ công giảm nhiều; thâm hụt ngân sách, nguồn lực còn khó khăn nhưng không lớn như trước. Thứ hai, ĐTC là lĩnh vực có hệ số lan tỏa tương đối tốt, kéo theo rất nhiều ngành nghề khác. Những yếu tố đầu vào như sắt thép, xi măng, nhân lực đều cần rất nhiều. Như vậy ĐTC tăng trưởng tạo công ăn việc làm, hạ tầng không chỉ là ngắn hạn mà là vấn đề cho phát triển dài hạn. (TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh)
- Xuất khẩu trong mùa dịch: Chông chênh mục tiêu cuối năm: Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và nhiều tỉnh/thành phía Nam vẫn đang giãn cách theo Chỉ thị 16 và duy trì sản xuất 3 tại chỗ như hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang phải tạm ngừng hoạt động hoặc có duy trì thì năng suất cũng giảm mạnh, khiến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm trở nên thật chông chênh. (Thanh Dung)
- Cân nhắc tăng xuất khẩu ngành xi măng: Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, ngành xi măng lại có sự tăng trưởng ngoạn mục về xuất khẩu trong suốt 3 năm qua. Song điều này vẫn không đủ khỏa lấp nghịch lý của ngành này: xuất khẩu càng tăng rủi ro càng cao, và lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp (DN) xi măng vẫn không đạt được như kỳ vọng. (Hoàng Sơn)
- Vòng quay dòng tiền đang chậm lại: Sau cuộc họp đồng thuận giảm lãi suất cho vay ngày 12-7, các ngân hàng (NH) đã nối tiếp nhau công bố chính sách giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) không đồng tình mức giảm lãi vay của NH, có ý kiến cần giảm sâu lãi suất 3-5%/năm. (Đỗ Linh)
- Biên lãi ròngchỉ bị tác động ngắn hạn: Đợt giảm lãi suất cho vay gần nhất theo yêu cầu của NHNN sẽ dẫn đến áp lực lên biên lãi ròng (NIM) của các NH, do dư địa để cắt giảm chi phí hoạt động không nhiều và kỳ vọng lãi suất huy động ổn định. Ở thời điểm hiện tại, diễn biến đang có phần tương tự đợt giảm lãi suất năm 2020, nên NIM chỉ bị tác động trong ngắn hạn. (Nguyễn Ngọc Thành, CTCK Rồng Việt - VDSC)
- TTCK định giá thấp, dòng tiền vẫn chưa trở lại?: Không có gì bất ngờ, kết quả kinh doanh quý II-2021 đã ngay lập tức giúp hệ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) giảm xuống, và một tín hiệu rằng TTCK Việt đang trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên nhịp phục hồi hiện tại trên cơ sở kết quả kinh doanh tích cực vẫn có nhiều tín hiệu bất lợi: Thanh khoản suy yếu, còn thị trường vẫn chưa thoát được xu hướng chỉnh giảm.  (Nguyên Hà)
- Thể hiện cá tính riêng cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch biến chứng nguy hiểm (ThS.BS Lê Phi Long, Phó Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Đêm tháng tám (Trần Thế Tuyển)
- Shipō Yaki: Nghệ thuật pháp lang hoàn mỹ Nhật Bản: Pháp lam là thuật ngữ người Việt quen dùng, và đặc biệt nghệ nhân vùng Huế để lại dấu ấn pháp lam trên các ô hộc trang trí nội ngoại thất Điện Thái Hòa, như muốn tôn phò vĩnh cửu chủ trương Quang Minh Chính Đại (明光明大正) của Hoàng đế Minh Mạng khi tôn xưng quốc hiệu Đế quốc Đại Nam từ 1835. Pháp lam trong đôi mắt những ông vua và nghệ nhân châu Á đầy mê hoặc, trong đó Shippo (七宝, Shipō) chính là sản phẩm mỹ thuật đỉnh cao người Nhật khiến Âu-Mỹ phải công nhận trình độ tay nghề thủ công của người châu Á. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Kinh tế các nước sống chung với dịch: Trung Quốc "chiến đấu" đến cùng?: Dù thành công trong việc ngăn chặn virus, nhưng Bắc Kinh đã không tận dụng được cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình. Sự bùng phát của biến thể Covid-19 Delta đang đe dọa quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về cái giá phải trả của chiến lược ngăn chặn virus nghiêm ngặt. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác