- Không “cào bằng” gói hỗ trợ kinh tế: Gói tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vừa được Quốc hội thông qua có quy mô lớn nhất từ trước đến nay: 291.000 tỷ đồng. Quy mô của gói hỗ trợ phục hồi kinh tế rất lớn, nhưng rất khó đánh giá con số này là lớn hay nhỏ, vì tiền như thế nào là vô cùng với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Chúng ta đã có nhiều gói hỗ trợ, vì vậy quan trọng là cần tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ hiện có, đồng thời phải dựa vào tình hình hồi phục của doanh nghiệp như thế nào để hỗ trợ mới hợp lý. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)
- Phía sau một tâm thư: Một văn bản được gọi là “tâm thư” của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, không chỉ khiến giới kinh tế bất ngờ, còn làm công chúng xôn xao. Bởi lẽ, tâm thư ấy được kính gửi rất nhiều lãnh đạo cao nhất của đất nước, cùng lãnh đạo một số ban ngành và địa phương. Tâm thư đề ngày 10-1-2022 của ông Đỗ Anh Dũng, được viết đúng 1 tháng, kể từ ngày Tập đoàn Tân Hoàng Minh giành thắng lợi trong phiên đấu giá khu đất vàng Thủ Thiêm, với mức đáng kinh ngạc 2,4 tỷ đồng/m2. (Tâm Huyền)
- 600 tỷ đồng bỏ cọc của Tân Hoàng Minh sung vào NSNN: Cuối cùng, Tân Hoàng Minh đã chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất mà mình đã thắng với mức giá khủng. Ai đã dự đoán tình huống này khi nhìn về quá khứ đơn vị này đã từng “xin hủy” kết quả đấu giá, chắc không mấy ngạc nhiên. Nhưng không ít người bất ngờ vì chẳng thể nghĩ tình huống cũ lại có thể xảy ra. Song nhìn nhận ở góc độ thị trường và quản lý, giao dịch bị đứt gãy này có tác động và làm phát sinh nhiều vấn đề. (Đỗ Trà Giang)
- Còn những ai “hồn nhiên” nhận quà từ Việt Á?: Sau khi được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vào diện trực tiếp theo dõi, vụ án Công ty Việt Á nhanh chóng có thêm những kết quả bất ngờ. Số tiền “hoa hồng” công ty này đã chi cho các cán bộ tha hóa lên đến 800 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện tại chỉ có vài cá nhân chủ động xin nộp lại những “món quà” của Việt Á. (Gia Quan)
- Linh hoạt cách trả tiền thu gom, vận chuyển rác: Câu hỏi làm sao để "ai xả rác nhiều phải đóng tiền nhiều, ai xả rác ít phải đóng tiền ít" đã được đặt ra từ lâu, nhưng đến đầu năm 2022, khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, vẫn chưa thực hiện được. Điều này chứng tỏ điểm nghẽn nằm ở giải pháp kỹ thuật, không phải ở chủ trương. Lời giải cho câu hỏi này nên tìm từ những ý tưởng của người dân, qua đó lựa chọn những sáng kiến để xây dựng kịch bản thực hiện. Sau đây là gợi ý của một người dân với ý tưởng "bán túi đựng rác" thay cho thu tiền gom rác hàng tháng. (TS. Nguyễn hữu Nguyên, Hội quy hoạch phát triển đô thị TPHCM)
- Kinh tế thế giới phục hồi trong âu lo: Một báo cáo quan trọng của Ngân hàng Thế giới (WB) về triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, cho thấy tăng trưởng sẽ chậm lại kéo dài đến 2023, và đáng quan ngại hơn là rủi ro “hạ cánh cứng” của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (EMDE). Sự bất định gia tăng xuất phát từ nỗi lo về biến thể của Covid-19, lạm phát, nợ và sự bất bình đẳng. Thêm vào đó, sự khác biệt trong các chính sách của Mỹ và Trung Quốc cũng có thể làm cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu gập ghềnh hơn. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Khẩn trương và minh bạch khi gói hỗ trợ đã thông: Khẩn trương và minh bạch trong thực thi là các vấn đề cần được Chính phủ ưu tiên, để đảm bảo khả năng hấp thụ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các gói tài khóa Quốc hội vừa thống nhất thông qua tại kỳ họp bất thường. Đặc biệt, công khai, minh bạch các danh mục dự án, doanh nghiệp thuộc diện nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ sẽ hạn chế tối đa những tiêu cực trong thực hiện chương trình. (TS. Phan Đức Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)
- Không phải lúc thiết kế chính sách theo kiểu quá rụt rè: Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội không nên, không thể là chương trình “đóng”. Theo đà phục hồi, cần mở rộng, bổ sung những chương trình khác để tối ưu hóa hiệu quả kích hoạt nền kinh tế. Đừng quá bị ám ảnh bởi lạm phát, nợ công hay bội chi… rồi thiết kế chính sách theo kiểu “nhỡ mà”. Nghĩa là lo lắng quá, rụt rè quá, sẽ không dám làm gì và cơ hội cũng vuột mất. (PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ)
- Kích hoạt cơ chế đặc thù cho Cần Thơ: Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ với nhiều chính sách mới được ban hành, được kỳ vọng tạo động lực, nguồn lực đầu tư mới. Song vấn đề quan trọng là sớm “kích hoạt” vận hành cơ chế để tạo ra nguồn lực thật sự. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Điện gió nguy cơ... “bay theo gió”: Trong số báo trước, ĐTTC đã đăng loạt bài phản ánh hiện tượng “ma trận” trái phiếu năng lượng tái tạo (NLTT) đang gây rủi ro cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư (NĐT), và một trong những rủi ro đó là rủi ro chính sách. Sau khi đăng tải, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, trong đó nhấn mạnh những nguyên nhân hiện hữu là những rủi ro về chính sách đối với lĩnh vực điện gió. ĐTTC tiếp tục có bài phản ánh vấn đề này. (Trần Đăng Duy)
- Tập hợp các đề xuất gửi Bộ Công Thương: Trước những khó khăn về chính sách đối với lĩnh vực điện gió, chỉ còn cách các nhà đầu tư phải có đề xuất gửi đề nghị về Bộ Công Thương trình bày những khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời đề nghị xem xét lùi thời hạn. Tuy nhiên phương án này được nhận định rất khó có thể thực hiện được, trừ khi có nhiều nhà đầu tư cùng đề nghị và phải có lý do chính đáng, có cơ sở về việc chậm tiến độ để được xem xét lùi thời hạn. (GS.TSKH Trần Đình Long, nguyên Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam)
- Chính sách cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với doanh nghiệp: Để tháo gỡ được những khó khăn trong đầu tư lĩnh vực điện gió, cách tiếp cận chính sách không thể “đối chọi” nhau. Hiện nay, chúng ta chỉ tập trung bàn về lợi ích kinh tế. Tư duy như thế là không được, khi đó chính sách sẽ không thể gỡ cho doanh nghiệp được. Nhà nước phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn bức tranh thị trường để bàn với doanh nghiệp. (PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ)
- Thanh lọc để tìm ra các doanh nghiệp đủ tầm: Việc điều chỉnh giá bán điện gió sang đấu thầu cũng là cần thiết, bỏ qua cái ưu đãi về chính sách trước mắt, cái chúng ta hướng đến là thu hút các doanh nghiệp “cá mập” thực sự, họ có đủ năng lực tài chính, công nghệ để đảm nhận những dự án điện gió lớn ở ngoài khơi, đây cũng mới là mục tiêu chúng ta đang cần. (Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam)
- Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập?: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), hiện có khoảng 1.900 dự án đầu tư chậm tiến độ, trong đó gần 1.100 dự án gặp vướng mắc do giải phóng mặt bằng (GPMB). Vì thế bộ này đang trình Chính phủ đề án tách GPMB thành dự án riêng ra khỏi dự án tổng thể, kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Nhà băng mua trái phiếu doanh nghiệp: Biến tướng và rủi ro tiềm ẩn: Trong các bài viết gần đây, ĐTTC ghi nhận ý kiến nhiều chuyên gia lo ngại rủi ro trước sự tăng trưởng nóng của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), và cơ quan quản lý cũng có nhiều động thái muốn quản chặt hơn. Đó là Thông tư 16/2021/TT-NHNN siết lại việc TCTD, chi nhánh NH nước ngoài mua, bán TPDN có hiệu lực từ ngày 15-1-2022. Liệu quy định này có siết được hoạt động đầu tư TPDN của NH trong thời gian tới? (Thiên Minh)
- Sau chuỗi ngày “thăng hoa” F0 trở lại “mặt đất”: Những sự cố như hệ sinh thái Louis, lãnh đạo bán chui CP hay Tân Hoàng Minh hủy cọc đất Thủ Thiêm, đã khiến nhà đầu tư mới (NĐT F0) đánh mất gần như toàn bộ lợi nhuận tích cóp trước đó. (Kim Giang)
- Thị trường đồng dự báo thặng dư trong năm 2022: Giá kim loại đồng từ lâu đã được xem là chỉ báo rất đáng tin cậy về lạm phát, và được dùng làm tín hiệu hiệu để quan sát xu hướng của nền kinh tế thế giới, bởi mức độ phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực như: xây dựng, điện và thiết bị điện, phương tiện vận tải, công nghiệp nặng, sản xuất, chế tạo máy… Đầu năm 2020, thị trường đồng đã có phản ứng sớm với dịch bệnh Covid-19 diễn ra tại Vũ Hán, và giảm khoảng 25% trong 3 tháng. Đến khi dịch bệnh dần được Trung Quốc kiểm soát, giá đồng đã tạo đáy sớm nhất trong các hàng hóa nguyên vật liệu thô và dẫn đầu xu hướng tăng giá của thị trường nguyên vật liệu thô nói chung. (Phương Khánh)
- Bộ sưu tập chăm sóc tổ ấm cùng LG (Nhã Trúc)
- Thấy gì từ cơn sốt “Mang tiền về cho mẹ”?: Rapper Đen Vâu vừa tung ra MV “Mang tiền về cho mẹ” ngay lập tức trở thành một hiện tượng âm nhạc. Năm nay 33 tuổi. Rapper Đen Vâu nổi lên như một ngôi sao trên thị trường âm nhạc trực tuyến, nhờ những ca khúc chân thành và sinh động. Điều gì từ rapper Đen Vân đã lôi cuốn đám đông? (Tuy Hòa)
- Loài hoa báo xuân về miền Tây Bắc: Mùa xuân mới lại đang về khi những cánh hoa Pằng Tớ Dày nở đỏ thắm một góc trời Tây Bắc tại rẻo cao Mù Cang Chải (Yên Bái). Hoa nở, xuân sang mang theo bao hy vọng vẫy gọi nhiều người lên đường cùng hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. Trong không gian ngập tràn sắc màu vui tươi, tất cả đều cầu mong mọi điều tốt lành, những gian khó, bệnh dịch của năm cũ sẽ qua đi. (Nguyễn Hường-Phong Sơn)
- Xe lửa nối liền Á-Âu-Mỹ: Giấc mơ hay hiện thực?: Với sự hỗ trợ của nhiều công nghệ mới, như công nghệ không tiếp xúc, robot trợ giúp và phương tiện tự hành, Trung Quốc đang đang lên kế hoạch thực hiện tham vọng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 13.000km đến Mỹ, trong đó có đoạn đi xuyên eo biển Bering dài 200km. (Vĩnh Cẩm)
- Larry Fink - “ông vua” nắm giữ 10.000 tỷ USD: Larry Fink, CEO của BlackRock Inc., hiện đang quản lý khoảng 10.000 tỷ USD cho các quỹ hưu trí, quỹ tài trợ, chính phủ, công ty và cá nhân, bằng hơn 10% tổng GDP của thế giới năm 2020. BlackRock là 1 trong 3 cổ đông lớn nhất của hơn 80% công ty trong chỉ số S&P 500. Với quy mô tài sản và phạm vi hoạt động này, BlackRock được xem là ngân hàng ngầm lớn nhất thế giới. (Việt Huỳnh)
- Thành tỷ phú nhờ giúp mọi người… tạo dáng thon: Nếu bạn không đủ kiên trì để tập thể dục đều đặn, hay ăn uống kiêng khem hoặc uống thuốc giảm cân hàng ngày, có lẽ giảm cân là điều khá xa vời với bạn. Nhưng đừng lo lắng, có một người có thể giúp bạn. Đó là Sara Blakely, người đã trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất của Forbes năm 2012 chính nhờ ý tưởng này. Tính đến nay, tài sản của Blakely được định giá khoảng 1,2 tỷ USD. (Kiều Tiên)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM