Đón đọc ĐTTC bộ mới số 252 phát hành thứ hai ngày 23-9

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 252 phát hành ngày 23-9 với nhiều chuyên mục:

Bia1.jpg

- Chu kỳ nới lỏng tiền tệ mới bắt đầu: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ giúp áp lực đè nén 2-3 năm qua được giải tỏa, các Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới bắt đầu bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ. Và khi tỷ giá hạ nhiệt đồng nghĩa yếu tố “cản đường” tăng trưởng kinh tế cũng không còn.

- “Vết thương” Làng Nủ rồi sẽ chóng lành…: Cả một thôn với hơn 100 người vùi lấp mất tích trong sạt lở đất chỉ trong một đêm, đó là thông tin quá đỗi đau lòng và bàng hoàng bởi con số thiệt hại về người quá lớn: Làng Nủ, thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nhưng quả thật, sự khẩn trương, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự tương thân tương ái từ cộng đồng người dân khắp cả nước… hy vọng “vết thương” Làng Nủ rồi sẽ sớm mau lành. (Ghi chép của Lưu Thủy)

- Mạch máu thông tin trong bão lũ: Dù công tác chuẩn bị rất kỹ, nhưng thiệt hại về nhân mạng và tài sản trong cơn bão số 3 là rất lớn. Cũng có thể do khu vực phía Bắc hầu như không có bão, thậm chí có những vùng chưa biết mùi vị của bão là gì, nên dù có trù tính mọi cấp độ nhưng vẫn hoàn toàn bất ngờ khi phải đối mặt với cơn bão và hậu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Nhưng có một chuyện không nên để lặp lại trong bối cảnh bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất, chiến tranh, dịch bệnh trên quy mô lớn. Đó là chuyện thông tin liên lạc bị tê liệt nhiều ngày trên quy mô rộng lớn. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Từ thiện không phải để “đánh bóng”, PR…: Nước ta nằm dọc bên bờ biển, nên hầu như năm nào cũng hứng chịu vài cơn bão. Tuy nhiên, cơn bão số 3 Yagi lại có sức tàn phá thật khủng khiếp. Bão tan, lũ lụt lại gây thiệt hại cho các tỉnh khu vực miền núi, từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn đến Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng. Thiệt hại và tang thương vẫn chưa thống kê hết được. Thiên tai rất khôn lường, bởi quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu càng khiến diễn biến bão lụt thêm khó dự đoán. Thế nhưng, người Việt xưa nay vẫn có truyền thống tương thân tương ái, cả nước lại hướng về miền Bắc với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. (Tâm Huyền)

- Fed cắt giảm lãi suất, toàn cầu thở phào: Lần đầu tiên sau 4 năm kể từ năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt lãi suất với mức 0,5% vào ngày 18-9, đã tạo ra không khí cho nền kinh tế toàn cầu thở phào nhẹ nhõm. Thực ra việc cắt lãi suất đã được hầu hết mọi thành viên tham gia thị trường tài chính dự báo, song vẫn chưa biết chính xác con số cắt giảm của Fed sẽ là 0,25% hay 0,5%. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Giải tỏa áp lực tỷ giá: Sau 4 năm từ 2020 chỉ có tăng, ngày 18-9 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã quyết định cắt giảm lãi suất USD với mức 0,5%, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu. Đây là một tin tốt đối với kinh tế Việt Nam. Cũng tương tự các nước, Việt Nam sẽ có nhiều dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ cho DN và người dân. Cụ thể, chúng ta sẽ giảm áp lực về tỷ giá và có dư địa để duy trì lãi suất thấp. (PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Cơ hội giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế: Việc Fed cắt giảm lãi suất là tin tốt cho Việt Nam, làm giảm áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ, từ đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có điều kiện giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) cũng như nền kinh tế. Việt Nam là nước nhập khẩu rất nhiều để xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu lên gần đến 2 lần GDP, mức này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc ngoại thương rất lớn. Trong việc lệ thuộc của ngoại thương, nhập khẩu là phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu bây giờ tỷ giá ổn định, sẽ có lợi mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam, từ đó không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát. Mặc dù như vậy đối với xuất khẩu không có lợi, nhưng điều đó sẽ được bù trừ, vì như đã nói nước ta nhập khẩu rất nhiều để xuất khẩu. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng)

- 4 tác động đối với kinh tế Việt Nam: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh giảm lãi suất thực ra đã được dự báo trước đó, song động thái này vẫn có những tác động tới kinh tế Việt Nam. Có 3 lý do chính cho sự cắt giảm 0,5 điểm % lần này: (i) tình hình lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt bền vững; (ii) kinh tế Mỹ, đặc biệt là vấn đề việc làm và lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng không được tốt như kỳ vọng; (iii) Fed dường như đã hơi chậm so với một số NHTW lớn khác trong việc cắt giảm lãi suất. (TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia)

- Kinh tế tư nhân động lực phát triển của đất nước: Trước tình hình của đất nước hiện nay, suy nghĩ của các doanh nghiệp lớn đối với đất nước hiện nay là gì? Các doanh nghiệp tin tưởng điều gì và có mong muốn gì? Đó là điều Chính phủ muốn biết và mong đợi ở cộng đồng doanh nghiệp và nhất là ở những doanh nghiệp lớn hàng đầu của đất nước. (Tri Nhân)

- Muốn khởi nghiệp phải sáng tạo và tốc độ: Phong trào khởi nghiệp (startup) được quan tâm và trở thành một xu hướng từ hơn một thập niên. Đến nay, nhiều doanh nghiệp startup phát triển vượt bậc, nhưng cũng có vô số thất bại. Vậy xu hướng startup trong giai đoạn sắp tới sẽ như thế nào? Bản chất của startup là sáng tạo, vì vậy sẽ khó có một “mẫu số chung” cho sự tồn tại và phát triển. Bản chất của startup là phải mới lạ, đột phá, mà như vậy thường phải đi kèm với rủi ro. Thế nên thất bại nếu xảy ra là một phần của cuộc chơi, dù ở quy mô nào. (Nguyễn Kinh Quốc, Nhà sáng lập (founder) kiêm Giám đốc điều hành Công ty QAS)

- “Thổi giá”, “bỏ cọc” làm “méo mó” thị trường BĐS: Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc sau những phiên đấu giá đất, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ bị “méo mó” vì nhiễu loạn thông tin và giá đất. (Thanh Hà)

- Đối mặt áp lực nguồn thu cuối năm: Nửa đầu năm 2024, tín dụng tăng chậm nhưng thu nhập lãi thuần vẫn khả quan nhờ chi phí huy động vốn còn ở mức thấp. Song nửa cuối năm thuận lợi này có thể không còn nữa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập này nói riêng và lợi nhuận ngân hàng (NH) nói chung. (Cát Tường)

- BSR rộng cửa chuyển sàn, hẹp cửa kinh doanh: Việc chuyển niêm yết sang sàn HoSE được dự báo sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu (CP) của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) trong ngắn hạn. Tuy vậy, với áp lực suy giảm giá dầu trong giai đoạn cuối năm 2024, xem ra BSR có thể sẽ phải đối mặt khó khăn từ đầu năm 2025. (Kim Giang)

- Nhiều khuất tất tại dự án The Global City: Thanh toán gần 80 tỷ đồng, tương đương 100% giá trị 2 căn nhà, nhưng đến ngày nhận nhà, khách hàng “tá hỏa” khi chủ đầu tư thông báo “chưa nhận được tiền”, kèm theo đó là các khoản phạt chậm trả lên đến 40% giá trị hợp đồng. (Đỗ Trà Giang)

- Thêm kỳ lân gục ngã, xe công nghệ “nóng” lên: Việc Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm hoạt động, đang làm dấy lên câu hỏi thị trường gọi xe công nghệ sẽ về tay ai. Liệu các tên tuổi của Việt Nam có vươn lên giành miếng bánh lớn trong thị trường. (Đức Mạnh)

- Lái xe công nghệ, thấp thỏm an sinh xã hội: Việc các lái xe công nghệ phải nhanh chóng tìm việc ở các hãng mới cũng không có gì khó hiểu, bởi họ không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... nên khi mất việc gần như không có một khoản trợ cấp nào, vì thế phải nhanh chóng tìm việc mới để mưu sinh. Trước bối cảnh nhu cầu vận chuyển ngày càng đa dạng, không chỉ con người mà còn hàng hóa, thì những lái xe của Gojek có thể sẽ nhanh chóng tìm được việc mới, nhưng vấn đề an sinh xã hội cho nhóm lao động này một lần nữa khiến nhiều người băn khoăn. (Thanh Lâm)

- Dầu thô và vàng trái chiều khi Fed giảm lãi suất: Thị trường vàng và dầu thô có cách vận động riêng với các mối quan tâm cơ bản khác nhau đối với các nhà đầu tư, các nhà giao dịch và cả những người làm công tác chính sách điều hành kinh tế. Nếu như xu hướng của giá dầu thô có thể cung cấp dấu hiệu về sức khỏe của nền kinh tế thì xu hướng của giá vàng có thể cho biết mức độ dư thừa của việc cung tiền so với nhu cầu tiền để trao đổi hàng hóa của hoạt động kinh tế thực. (Phạm Tuấn)

- Liệu pháp chăm sóc cá nhân (Nhã Trúc)

- Bão lũ trong thi ca âm nhạc: Thiên tai không ai mong đợi. Con người luôn luôn bé nhỏ trước sự thịnh nộ của trời đất. Thế nhưng, khi cơn bão kéo đến và khi trận lũ tràn về, thì cộng đồng càng hiểu con người phải gắn bó với con người hơn để dắt dìu nhau qua khốn khó. Trong thi ca đến âm nhạc cũng đã góp phần nhen nhóm lên tình nghĩa đồng bào sâu đậm khi bão lũ đến. (Tuy Hòa)

- Bảo hiểm toàn cầu lao đao vì thiên tai: Nửa đầu năm 2024, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, bão và động đất đã gây ra thiệt hại khoảng 120 tỷ USD. Trong đó, tổng thiệt hại được bảo hiểm toàn cầu chi trả là 62 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 37 tỷ USD của 10 năm gần đây. (Vĩnh Cẩm)

- Francis Beaufort - cha đẻ của ngành dự báo thời tiết: Một trong những ngành khoa học có đóng góp rất lớn cho nhân loại, giúp hàng triệu người thoát khỏi cơn cuồng nộ của thiên nhiên là lĩnh vực dự báo thời tiết. Tuy nhiên, ít ai biết được người khai sinh ra ngành khoa học dự báo thời tiết hiện đại chính là Ngài Francis Beaufort. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác