
- Nghị quyết số 68: Đột phá của đột phá về tư duy: Trong những thảo luận cấp cao về tăng trưởng, “đột phá” là từ khóa quen thuộc. Nhưng khi Nghị quyết 68 được ban hành, đánh dấu bước chuyển chiến lược về kinh tế tư nhân, điều đáng lưu tâm không phải ở chỗ lặp lại khẩu hiệu hỗ trợ tư nhân - mà ở chỗ chọn tư nhân làm “nhiệm vụ chiến lược lâu dài”. Đây không chỉ là đột phá. Nó là đột phá của đột phá - nếu ta đi đúng hướng. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Phải mạnh tay người nổi tiếng “ngáo” quyền lực: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã giúp cho nhiều người trở nên nổi tiếng hơn, nhiều sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng mà không phải tốn quá nhiều chi phí. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển ấy chính là việc bùng nổ lừa đảo. (Lâm Hà)
- Bước ngoặt mới cho kinh tế tư nhân: Nghị quyết 68 (NQ68) của Bộ Chính trị là bước ngoặt quan trọng, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân (KTTN) với những giải pháp đột phá, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của khu vực KTTN. NQ68 là một văn bản chính sách thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi tư duy, cam kết của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của KTTN. Nghị quyết khẳng định khu vực KTTN là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời yêu cầu xóa bỏ mọi định kiến, rào cản đối với khu vực này. Tư duy về xây dựng, thực thi chính sách và thể chế đối với khu vực KTTN được thể hiện rất rõ trong NQ68. (Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
- “Chiếc ô pháp lý” cho doanh nghiệp tư nhân: Nghị quyết 68 (NQ68) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc biệt là quy định không hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự. Đây sẽ là “chiếc ô bảo vệ” để doanh nghiệp tư nhân (DNTN) dám nghĩ dám làm, là điểm tựa quan trọng để KTTN thực sự trở thành “một động lực quan trọng nhất” trong phát triển kinh tế. (LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI)
- Vực dậy khởi nghiệp sáng tạo: Một trong những điểm nhấn nổi bật của Nghị quyết 68 (NQ68) của Bộ Chính trị, là đưa ra các giải pháp hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. Điều này được đánh giá sẽ giúp hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng bứt phá mạnh mẽ hơn. (Thanh Dung)
- Nên quy định “bắt buộc” thay vì “cho phép”: NQ68 lần này có nhiều nội dung mang tính đột phá. Trong đó cho phép địa phương sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư hạ tầng, điều này cho thấy có sự phân quyền rõ ràng, mở ra cơ chế giúp các địa phương chủ động phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ. NQ68 cũng nêu rõ yêu cầu cần có quỹ đất tối thiểu cho mỗi cụm công nghiệp, điều này đảm bảo không gian phát triển cho các DN. (TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DNNVV Việt Nam)
- Cần tổ công tác đặc biệt với chuyên gia độc lập: Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, tạo môi trường kinh doanh là tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi DN cùng tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh, tạo sản phẩm cho xã hội. Và như vậy, rút kinh nghiệm của những lần trước, tôi cho rằng lần này phải giao cho một bộ hay một cơ quan cụ thể, và gắn trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các mục tiêu NQ68 đề ra. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM)
- Từ “radar chính sách” đến tháo gỡ “điểm nghẽn”: Báo cáo PCI không chỉ là công cụ đo lường chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh, mà còn là “radar chính sách” quan trọng giúp phát hiện các điểm nghẽn, từ đó định hướng cải cách phù hợp. Trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành NQ68 về phát triển KTTN, PCI sẽ là nguồn dữ liệu thực tiễn quý giá hỗ trợ hoạch định chính sách, thúc đẩy cải cách hành chính, hỗ trợ DN, và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, PCI sẽ tiếp tục là công cụ phản ánh khách quan và truyền cảm hứng cải cách mạnh mẽ cho các cấp chính quyền, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. (Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Sân chơi bình đẳng cho mọi DN: NQ68 không chỉ tháo gỡ “chiếc khóa” thể chế, mà còn đặt lên vai doanh nhân trách nhiệm trở thành kiến trúc sư của mô hình tăng trưởng mới - tăng trưởng dựa trên công nghệ, giá trị xanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu. Muốn xứng đáng là “động lực quan trọng nhất”, mỗi DN phải sớm hành động, minh bạch, liên kết và đổi mới không ngừng. (TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội)
- Lời hiệu triệu cải cách trong thời đại hội nhập: Ngay sau khi NQ68 được ban hành, nhiều ý kiến khẳng định là bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển của khu vực KTTN. Thứ nhất, KTTN được khẳng định rõ ràng. Bộ Chính trị đã xác lập KTTN là động lực quan trọng nhất của nền KTTN, là sự chuyển dịch rõ ràng về mặt tư tưởng và chính trị. (Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Chủ tịch HĐQT DVL Ventures)
- “Chuyển đổi mềm” thể chế kinh tế: Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nghị quyết 68-NQ/TW (NQ68) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đã thừa nhận/ khẳng định/nhấn mạnh, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Khẳng định đây là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững, và là nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. (Lưu Thủy)
- Tạo cộng hưởng giữa FDI với khu vực tư nhân: Việt Nam đang tích cực hội nhập đa phương và thiết lập quan hệ song phương toàn diện với nhiều quốc gia, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để tận dụng lợi thế từ hội nhập, cần tạo sự cộng hưởng giữa doanh nghiệp (DN) FDI và tư nhân trong nước. (TS. Huỳnh Thanh Điền)
- Giải pháp tìm vốn cho thị trường bất động sản: Bên cạnh cơ sở pháp lý, khơi thông nguồn vốn là chìa khóa quan trọng, là động lực để thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi và phát triển. Vậy tiền ở đâu? Nguồn vốn nào sẽ phục vụ cho thị trường này phát triển bền vững? Bởi hiện nay BĐS đang dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng (NH), nếu muốn phát triển bền vững cần phải đa dạng kênh huy động ngoài tín dụng như trái phiếu (TP), nguồn vốn xã hội hóa… (Cát Tường)
- “Cơ chế đặc thù”, khơi thông nguồn cung BĐS: Cơ chế chính sách và nguồn vốn, chính là 2 yếu tố quan trọng để thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển bền vững. Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS 2024, kết hợp với hai “cơ chế đặc thù” là Nghị quyết 170 và 171 vừa có hiệu lực đang tạo ra hướng mở, không chỉ giải quyết vướng mắc cho các dự án có sai phạm trước đây mà còn tạo cơ chế để các dự án có thể phát triển bền vững hơn. (Thiên Minh)
- Tiền gửi tăng, cho vay sẽ tăng, nợ xấu cũng tăng: Quý I-2025, tiền gửi vẫn ồ ạt chảy các ngân hàng (NH), đồng thời tín dụng cũng bứt phá so với các năm trước, mang lại một bức tranh lợi nhuận sáng sủa cho ngành NH. Tuy nhiên, bên cạnh tin vui vẫn tiềm ẩn nhiều áp lực vì mặt bằng lãi suất huy động có nhiều sức ép, trong khi Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất. Đồng thời nợ xấu cũng đang là một mối quan tâm lớn. (Thiên Minh)
- Tỷ giá khó lường: Hiện chỉ số Dollar Index (DXY) giảm mạnh so với đỉnh thiết lập hồi tháng 2, nhưng tỷ giá USD/VNĐ vẫn neo ở mức cao. Dự báo thời gian tới tỷ giá vẫn còn nhiều áp lực do các yếu tố phức tạp trên thị trường quốc tế, và cả những khó khăn trong nước như chênh lệch lãi suất VNĐ và USD, nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế duy trì cao. (Đỗ Linh)
- Sức hút doanh nghiệp tư nhân trên sàn chứng khoán: Trên thị trường chứng khoán (TTCK), những mã cổ phiếu (CP) thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư phần lớn đến từ các doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đang tạo nên những kỳ tích “vô tiền khoáng hậu”. (Kim Giang)
- Đánh thuế 20% lợi nhuận, cần cơ sở dữ liệu: Việc Bộ Tài chính đề xuất phương án đánh thuế 20% lợi nhuận khi chuyển nhượng bất động sản (BĐS), đã gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh luồng ý kiến cho rằng, đề xuất này góp phần làm cho thị trường minh bạch, tăng nguồn thu, nhưng cũng có ý kiến quan ngại sẽ làm cho thị trường BĐS đã khó càng thêm khó. (Bình Minh)
- Cầu Cần Giờ chờ đến bao giờ?: “Chờ phà vừa mệt, vừa mất thời gian” là cảm xúc của người dân khi đi trên tuyến phà Bình Khánh kết nối giữa 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tuy nhiên, ước muốn có cây cầu bao năm nay của người dân vẫn chưa thành hiện thực. (Đình Dư)
- Kích cầu tiêu dùng, không theo lối mòn cũ: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, thị trường trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Song trước tâm lý âu lo và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, việc tìm những giải pháp đột phá để kích cầu, định vị thị trường nội địa trở nên rất cấp thiết. (Thanh Lâm)
- Mùa hè thư thái tại nhà (Nhã Trúc)
- Gò Công đất lành dấu xưa vang bóng: Chúng tôi về lại Gò Công trong không khí kỷ niệm 50 năm ngày hòa bình, thống nhất đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, thành phố trẻ nhất Nam Bộ đang thay đổi từng ngày. Gò Công gắn liền với cuộc khởi nghĩa bi hùng Trương Định. (Tấn Hùng)
- Lệ Chi Viên: Giữa màn sương lịch sử và ánh đèn sân khấu: Vở kịch “Lệ Chi Viên” công diễn những ngày đầu tháng 5 tại Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM, đã lập tức thu hút đông đảo khán giả trẻ. Vở kịch do đạo diễn Quang Thảo cầm trịch, như một cách làm mới cho vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” mà NSƯT Thành Lộc đã dàn dựng rất thành công cách đây một phần tư thế kỷ. Câu chuyện xoay quanh nỗi oan khuất của danh nhân Nguyễn Trãi, một lần nữa, gây thao thức cho công chúng nghệ thuật. (Tuy Hòa)
- Rực rỡ đỗ quyên Pu Ta Leng: Được mệnh danh là “vương quốc của hoa đỗ quyên”, đỉnh núi Pu Ta Leng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn tràn ngập sắc hoa đỗ quyên. Vào tháng 4, du khách đổ về Pu Ta Leng rất đông vừa để chinh phục đỉnh núi vừa để thưởng ngoạn hoa đỗ quyên rực sắc. (Văn Công - Ảnh: Đỗ Vinh)
- Alcatraz: Nhà tù không lối thoát: Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã gây chú ý, khi tuyên bố sẽ ra lệnh cho chính phủ tái thiết và đưa vào hoạt động trở lại nhà tù Alcatraz, nơi được mệnh danh là nhà tù không thể trốn thoát. (Vĩnh Cẩm)
- Robert Prevost: Giáo hoàng Leo XIV: Ngày 8-5, mật nghị Hồng y đã chọn được một Giáo hoàng mới để thay thế cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời. Người được chọn là Hồng y Robert Prevost, người Mỹ đầu tiên trở thành người đứng đầu Giáo hội Công giáo. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM