Đón đọc ĐTTC bộ mới số 5 phát hành thứ hai ngày 6-5

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 5 phát hành ngày 6-5 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 5 phát hành thứ hai ngày 6-5 ảnh 1  
- Thay vì siết, xử lý nghiêm, phạt nặng: Ví điện tử được xem là cánh tay nối dài của các loại thẻ NH tới các ngõ ngách trong đời sống tiêu dùng, nếu ngăn chặn sẽ hạn chế việc thanh toán không dùng tiền mặt. Vì thế, không chỉ vì một số vi phạm trong thanh toán phi tiền mặt mà siết lại hình thức này. Thay vào đó, đưa hoạt động này vào khuôn khổ quốc gia, khuôn khổ pháp luật chặt chẽ, có xử lý hành chính, xử lý hình sự, xử lý thương mại qua tòa án, từ đó hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt hoạt động chặt chẽ, ít rủi ro. (Yên Lam) 
- Kinh tế tư nhân: Hai mặt của tấm huy chương: Các quốc gia đã thành công và phát triển đều đi theo con đường tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Vì vậy, để cơ chế thị trường hoạt động ngày một tốt hơn, các chính sách công cần thiết đối với Việt Nam, là một mặt thúc đẩy các cơ chế thị trường hoạt động đúng nghĩa và hiệu quả hơn, mặt khác cần có biện pháp để hạn chế khuyết tật của thị trường. Và để hài hòa hai mặt này của kinh tế tư nhân, sự cân bằng giữa 3 trụ cột thị trường - nhà nước - cộng đồng có vai trò quyết định. (Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam)
- Chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế tư nhân: 17 năm qua, kể từ khi có nghị quyết đầu tiên về kinh tế tư nhân, với những nỗ lực mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, khu vựa này đã có những bước phát triển vượt bậc, với hơn 700.000 doanh nghiệp hoạt động và 5,2 triệu hộ kinh doanh. Đất nước cũng đã có những tỷ phú Việt đầu tiên và nhiều thương hiệu Việt được thế giới công nhận. Mặc dù vậy, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều điều chưa được như mong muốn, chưa có được thế hệ các nhà công nghiệp dân tộc, năng suất của khu vực tư nhân còn thấp, tính phi chính thức cao, nền kinh tế có quá ít doanh nghiệp cỡ vừa và lớn, khả năng kết nối vào các chuỗi giá trị toàn cầu yếu… (TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI)
- Khởi nghiệp phát triển, thay đổi tư duy: Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 với những đối thoại công tư là bước tiến rất lớn dành cho giới khởi nghiệp với những cơ quan hoạch định chính sách. Đây là thiện chí của Chính phủ với mong muốn nghe được những ý kiến, hiến kế của giới startup, từ đó sẽ có nhiều chính sách mới đối với startup. Dù vậy, trao đổi với ĐTTC về diễn đàn này, bà Trương Lý Hoàng Phi, người sáng lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (BSSC), Giám đốc Vintech City, đã thẳng thắn cho rằng: Nói về khởi nghiệp, ta hay nói về mô hình gọi vốn cộng đồng. Nó có những góc độ trái chiều và cả thuận chiều liên quan đến quản lý nhà nước. Nếu như Chính phủ nhìn nhận giới tartup cần mô hình này phải sớm có khung pháp lý để phát triển nó. (Thảo Nguyên)
- Cần ban hành luật riêng cho PPP: Trải qua khoảng 10 năm thực hiện PPP, chủ yếu thông qua hình thức BOT và BT đã có nhiều công trình hạ tầng ra đời, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Đặc biệt PPP đã huy động được hàng trăm ngàn tỷ đồng xây dựng hạ tầng giao thông quan trọng và hiện đại. Tuy nhiên, PPP đang bộc lộ những bất cập, thậm chí sai phạm nghiêm trọng làm thất thoát tài sản nhà nước, gây bức xúc xã hội… Chính vì vậy, dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức PPP (gọi tắt là Luật PPP) là cần thiết, cấp bách nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi của tất cả các bên liên quan đến PPP, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của PPP, kịp thời ngăn chặn và xử lý có hiệu quả những sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Nếu minh bạch BT có còn hấp dẫn nhà đầu tư?: Việc sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT đang quy định tại nhiều luật khác nhau, nên việc ban hành nghị định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, chống thất thoát tài sản công không dễ dàng. Bởi vậy, với nguyên tắc đổi đất lấy hạ tầng giữa Nhà nước và tư nhân được khẳng định đổi ngang giá, liệu các dự án đầu tư BT còn hấp dẫn tư nhân? Một nhà đầu tư từng thực hiện dự án BT tại Hà Nội cho rằng, tư nhân sẽ không bỏ tiền túi làm công trình BT sau đó ngồi chờ Nhà nước bán đấu giá đất để thanh toán tiền cho mình. Với cách làm này tư nhân sẽ chọn đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thu về tiền tươi chứ không làm dự án BT. (Hà Phương)
- 27 năm loay hoay cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”: Từ bước khởi động tại Bà Rịa - Vũng Tầu năm 1992, tính tích cực của cơ chế "đổi đất lấy hạ tầng" được ứng dụng tại khá nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... Sự áp dụng cơ chế này khá rộng rãi trên thực tế, nhưng khung pháp luật vẫn cứ lỏng lẻo như trước. Mù mờ về giá trị luôn gắn với rủi ro tham nhũng rất cao. Thực tế, phương thức đổi đất lấy hạ tầng thông qua các dự án BT là một dạng vốn hóa đất đai mang lại hiệu quả cao, vì phát triển hạ tầng luôn tạo nên giá trị tăng thêm của đất đai gắn với hạ tầng đó. Tuy nhiên, do có quá nhiều khung pháp luật điều chỉnh BT gắn với nhiều khoảng trống và khoảng chồng chéo luật nọ lấn sang phạm vi điều chỉnh của luật kia, càng làm cho quản lý thiếu hiệu lực. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)
- Công khai, minh bạch và lấy ý kiến cộng đồng: Đóng góp về Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), VCCI cho rằng việc công khai, minh bạch và lấy ý kiến cộng đồng đ6ói với dự án PPP rất quan trọng, cần có quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc, nhằm giảm thiểu các rủi ro. Thí dụ, việc điều chỉnh các dự án PPP thường kéo theo việc phải đàm phán lại giữa Nhà nước và nhà đầu tư, rất mất thời gian và gây tốn kém. Do đó, dự án được tham vấn kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn đầu sẽ giảm được nguy cơ này. (Hà My)  
- Tín dụng lúc siết,lúc mở?: Vài năm gần đây, các NH liên tục công bố sẽ nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ. Nhưng ghi nhận tại mùa đại hội cổ đông năm nay cho thấy, tâm lý nặng về tín dụng vẫn hiện hữu khi nhiều nhà băng đặt ra hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều chỉ tiêu chung của toàn ngành. (Thiên Minh)
- Khả quan trái phiếu chính phủ: Đối tượng mua trái phiếu chính phủ đang có sự dịch chuyển, từ các ngân hàng thương mại sang các công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư. (Lưu Thủy)
- Chiến lược đầu tư cổ phiếu ngân hàng: Tăng trưởng kinh tế không có nghĩa TTCK sẽ bứt phá mạnh và mặt bằng CP sẽ lên mức giá mới. Dù có nhiều tác động nội tại và ngoại lai, CP ngân hàng lúc này vẫn đáng cân nhắc để mua vào. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư không dành cho tất cả. Nếu phải chọn ra để đầu tư trong năm 2019, đó vẫn là những cái tên quen thuộc như VCB, MBB, BID, ACB… (Lê Đức Khánh, CTCK Dầu khí)
- Sốt đất Cần Giờ là thông tin đồn thổi: Sau khi phương án thiết kế cầu Cần Giờ được UBND TPHCM lựa chọn và thông qua, thông tin này nhanh chóng lan truyền từ các môi giới nhà đất, thị trường nhà đất Cần Giờ rục rịch tăng giá, sốt đất. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của ĐTTC cho thấy thị trường BĐS Cần Giờ những ngày này im ắng, đìu hiu, giá đất so với trước đó chỉ tăng nhẹ. (Minh Tuấn)
- Chạy nước rút di dời nhà ven kênh rạch: TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn tất công tác giải tỏa, di dời 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch và tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn. Tuy nhiên hơn 2/3 thời gian (2016-2020) TP mới bồi thường và di dời 1.860 căn, đạt tỷ lệ 9,3%. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ khi chỉ còn chưa đầy 2 năm? (Đỗ Trà Giang)
- Dịch vụ số xuyên biên giới đang bỏ ngỏ: Trong việc cải cách Luật Quản lý thuế mới phải nghiên cứu đưa vấn đề thu thuế các tập đoàn đa quốc gia vào luật. Nếu các doanh nghiệp đa quốc gia thu lợi nhuận ở đâu phải đóng thuế ở đấy, còn thu thuế như thế nào các nhà làm luật Việt Nam phải nghiên cứu giải pháp để thu được thuế. (Trần Lưu)
- Vườn biệt thự nhiệt đới trên không (Minh Tuấn)
- Mừng Ngày của Mẹ tại Nikko Sài Gòn (Thái Hà)
- Máy tính để bàn khuấy đảo giới công nghệ (Trung Văn-Nhã Trúc)
- Đau vai gáy và những điều cần biết (BS CKI Thái Bảo Cường)
- Không gian văn hóa gắn với danh nhân (Tuy Hòa)
- Mộng mơ biển trời Phú Quốc (Nguyễn Hồng Lan)
- Ngắm hoa Anh đào trên gốm sứ Satsuma: Lễ hội hoa Anh đào hàng năm có sức hút khách du lịch đến với Nhật Bản vô cùng mãnh liệt. Nhưng mấy ai biết, ngắm hoa Anh đào sau giai đoạn mãn khai (cuối tháng 4 đầu tháng 5) tàn rụng lả tả giữa trời xuân đương thắm mới hạnh ngộ sâu xa “tinh thần Nhật Bản” - một dân tộc tự hào được sống ở nơi đẹp nhất hoàn vũ giữa mùa xuân. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- CEO Satya Nadella: Người biến đổi Microsoft: Ở thời điểm hiện tại, Microsoft là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, vượt qua Apple và Amazon, 2 tập đoàn đầu tiên trên thế giới trở thành công ty có vốn hóa chạm mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2018. Để có được thành quả này, không thể không nhắc tới Giám đốc điều hành (CEO) người Ấn Độ 51 tuổi của Microsoft -  Satya Nadella, ông chủ thứ ba trong lịch sử của tập đoàn do Bill Gates sáng lập. (Hà Lam)
- Dùng AI tuyển chọn người tài (Văn Cường)
- Trí tuệ nhân tạo thách thức nhà báo (Anh Thư) 
- Nhật Bản với triều đại Lệnh Hòa (Cẩm Hà)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác