Đón đọc ĐTTC bộ mới số 67 phát hành thứ hai ngày 10-8-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 67 phát hành ngày 10-8-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 67 phát hành thứ hai ngày 10-8-2020 ảnh 1
- Để GDP không tăng trưởng âm: Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nền kinh tế chưa kịp hồi phục sau đợt dịch trước, nay lại đối mặt với đợt dịch mới. Chính phủ và nhân dân một lần nữa phải căng mình vừa lo chống dịch, vừa lo nền kinh tế không bị ảnh hưởng sâu. Vấn đề đặt ra ở đây cần có giải pháp gì để GDP năm nay không tăng trưởng âm như thông điệp của Thủ tướng. (TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế)
- Đầu tư vàng trong ảo ảnh của những lời khuyên vàng ngọc: Vì sao giá vàng tăng vượt mọi kỷ lục thời đại đang là chủ đề nóng được báo chí quốc tế và trong nước bình luận nhiều suốt cả tuần qua. Trên thế giới bình luận với nhiều góc cạnh khác nhau. Còn trong nước, NHNN cũng nhanh chóng vào cuộc truyền thông với hàm ý sẵn sàng can thiệp thị trường vàng; các chuyên gia thì nói “chưa thấy lý do gì vàng ngừng tăng giá (Trần Ngọc Thơ)
- Tái cấu trúc tư duy sau Covid-19: Có thể nói đại dịch CoVid 19 là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự thay đổi mang tính toàn cầu. Dù thiệt hại về vật chất và nhân mạng không lớn so với các cuộc đại chiến thế giới, nhưng hệ quả của nó lan tỏa đến từng tế bào của xã hội ở mọi cấp độ và nguy cơ khôn lường. Thế giới cần bình tĩnh để nhìn lại mình và phải thay đổi nhận thức, tư duy và hành động từ vĩ mô đến vi mô, từ toàn cầu đến từng quốc gia và mỗi cá nhân, vì một thế giới an toàn hơn. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Mỹ: Nền kinh tế khó hồi phục trước 2028?: Trái với những ước tính trước đây rằng nền kinh tế lớn nhất hành tinh đang phục hồi hình chữ V và có thể lấy lại tăng trưởng vào năm 2021, một dự báo công bố đầu tháng 7 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết, suy thoái vì Covid-19 có thể kéo dài gần hết thập niên mới phục hồi nền kinh tế Mỹ. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu đây chỉ là một vết bẩn và sự phục hồi sẽ sớm lấy lại sức mạnh, hay nền kinh tế lớn nhất thế giới trong làn sóng Covid-19 thứ hai sẽ bị nhấn chìm, gây ra thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ, cũng như nền kinh tế toàn cầu, vốn đã kiệt sức vì làn sóng virus đầu tiên? (Văn Cường)
- Việt Nam: Đột phá, cải cách, phá bỏ cầu an: Dịch Covid-19 đã quay trở lại với diễn biến phức tạp hơn giai đoạn trước. Chủ trương “dọn tổ” để đón “đại bàng” là nhà đầu tư lớn nước ngoài hậu Covid-19 đang đối mặt với những thách thức. Đó là, không chỉ nỗi lo hoạt động kinh tế bị đứt gãy, chậm và chững lại, mà đang tiềm ẩn nỗi lo lớn về sự chững và chậm lại ở thái độ, cách tiếp cận giải quyết công việc trong điều hành phát triển kinh tế xã hội, cũng như tâm lý cầu an trong lãnh đạo nhiều đơn vị. (TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng)
- EU: Đưa chính sách dần trở lại quỹ đạo: Nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) đã bị cú sốc lớn chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ II do Covid-19 gây ra. Dù EU đã phản ứng nhanh lần này với các chính sách được cho là hiệu quả hơn so với việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ công thời kỳ 2010-2012, song các chỉ số kinh tế vĩ mô sụt giảm chóng mặt ở cả tốc độ và diện rộng. Tuy nhiên, các tín hiệu cho thấy khủng hoảng dường như đã chạm đáy, khi số liệu cuối quý II không xấu như dự báo và tăng trưởng trở lại quỹ đạo kể từ quý III. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global)
- Không ép đầu tư công bằng mọi giá: Để hỗ trợ và phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hiệu quả, cũng như tìm động lực tăng trưởng trong dài hạn, cần tập trung thực hiện một số giải pháp mới, đặc biệt chọn lọc dự án đầu tư công. Cố thúc đẩy các dự án đầu tư công khi dự án chưa thực sự được chuẩn bị, có thể dẫn đến dang dở và không hiệu quả, gây tốn kém khi dự án kéo dài. (Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng),
- Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản?: Thông qua các chính sách và công cụ, NHNN đang nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều này đang làm dấy lên nỗi lo ngại Việt Nam có thể rơi vào bẫy thanh khoản khi hoạt động tín dụng bị suy giảm, dù các gói hỗ trợ được đưa ra và lãi suất cho vay đã giảm đáng kể. Nhưng khi lãi suất xuống quá thấp lại khiến mọi người giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt. Và chính sách tiền tệ vì vậy không còn hiệu lực. (TS. Trần Hùng Sơn và Hồ Hữu Tín, Trường Đại học Kinh tế - Luật)
- Các gói cứu trợ kích thích giá vàng tăng: Để chống đại dịch Covid-19, nhiều nước đã tung ra các gói cứu trợ kinh tế lớn. Có thể nói, cả thế giới đang ngập lụt về tiền. Với lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng âm, vaccine chưa có, tình hình dịch bệnh kéo dài và có dấu hiệu bùng phát đợt 2, giới đầu tư tập trung đánh lên vàng, đã khiến giá vàng tăng liên tục. (Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ)
- Mỹ sẵn sàng hỗ trợ năng lực doanh nghiệp Việt: Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội tham gia chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu mới, trong đó mấu chốt cần chủ động nâng cao năng lực, nắm bắt được những tiêu chuẩn mới. Cần thiết lập chuỗi giá trị sản xuất mới để hạn chế rủi ro là điều nhiều DN, công ty lớn trên thế giới nhận ra và cần thiết hành động ngay. Đây là cơ hội cho DN Việt Nam, đặc biệt là DN xuất khẩu. (Michael Greene, Giám đốc Phái đoàn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID tại Việt Nam)
- Nợ xấu lặp lại 10 năm trước, nhưng khó xử lý hơn: Báo ĐTTC số ra ngày 3-8 đã có loạt bài phân tích của các chuyên gia kinh tế về việc nợ xấu năm 2020 nguy cơ sẽ tăng nhanh cũng như việc ghìm cương không dễ… Nợ xấu dù mức độ nguy hiểm có thể không khác 10 năm trước, nhưng trong bối cảnh kinh tế xã hội sau 10 năm và tình hình dịch Covid-19, sẽ không dễ lặp lại các kinh nghiệm từ lần xử lý trước. Để thông tin đa chiều, ĐTTC tiếp tục đăng tải ý kiến. (Khánh Bình)
- JVC - Từ huy hoàng đến bĩ cực: Thời kỳ huy hoàng, CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) là doanh nghiệp đứng đầu về lĩnh vực cung cấp thiết bị chuẩn đoán hình ảnh y tế. Tuy nhiên, sự cố liên quan đến Chủ tịch HĐQT đã đẩy JVC lao dốc không phanh, từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến giá CP. Dù hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần ổn định và không còn thua lỗ, nhưng khoản lỗ lũy kế trên 1.000 tỷ đồng vẫn tiếp tục ghìm chân JVC dưới mốc 4.000 đồng/CP.  (Kim Giang)
- Chứng khoán có tiếp tục gây bất ngờ?: Thị trường chứng khoán (TTCK) bất ngờ bật tăng mạnh mẽ ngay sau khi xuất hiện tình trạng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai những ngày cuối tháng 7. Chỉ trong 3 phiên sau khi xuất hiện các ca mắc mới tại Đà Nẵng, thậm chí là lan ra nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, chỉ số VN-Index đã tăng gần 5% khiến nhà đầu tư cảm thấy lịch sử tháng 4-2020 đang lặp lại. Trong các tháng tới, sự phục hồi của cầu tiếp tục không theo kịp với cung, tồn kho trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo sẽ tiếp tục tăng (đã tăng 25% trong nửa đầu 2020), sẽ gia tăng sức ép giảm giá và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các DN. (Nguyên Hà)
- Doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh kích cầu: Sau 2 tháng gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, Bộ Xây dựng cho biết lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) tiến triển tốt và sôi động hơn. Việc một số chủ đầu tư có tiềm lực tài chính triển khai chính sách bán hàng kích cầu với nhiều ưu đãi, đã giúp thanh khoản trên thị trường cải thiện rõ rệt. (Minh Tuấn)
- Covid sẽ là bộ lọc startup để rót vốn: Trong bài viết “Tỉnh táo dòng vốn cho startup” đăng trên ĐTTC số 65 ngày 27-7-2020 có đề cập đến việc phải nhìn nhận xác thực hơn dòng vốn cho startup. Khi môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, dòng tiền giảm sút, các startup phải đứng trước lựa chọn: mời gọi nguồn lực khác, hoặc phải dừng kinh doanh, cái gì cũng phải đánh đổi. Để có thêm góc nhìn về việc gọi vốn cho startup, ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc CTCP Quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (ICM), đơn vị đầu tiên được cấp phép đầu tư và quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. (Thanh Dung) 
- Đồng hồ mặt số màu xanh (Khoa Lam)
- Những tiện ích công nghệ trong mùa dịch (Nhã Trúc)
- Nguyên nhân gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm (ThS. BS Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)
- Hai chọn lựa phim thời covid-19 trở lại: Sau đợt giãn cách xã hội vào tháng 4, đời sống điện ảnh đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Đáng tiếc, sự ấm áp vừa nhen nhóm trở lại của hệ thống rạp chiếu phim, đã thất thủ trước làn sóng lây nhiễm mới của Covid-19. Không thể đến rạp, những người yêu điện ảnh đành chấp nhận một trong hai kênh giải trí: hoặc xem phim truyền hình, hoặc xem web drama (phim chiếu mạng). (Tâm Huyền)
- Italia - Xoay sở cải cách lại bộ máy: Italia sẽ xoay sở để khởi động lại nền kinh tế của đất nước thông qua các cải cách kinh tế và bộ máy chính phủ, hay Covid-19 sẽ đẩy đất nước vào cuộc suy thoái dài hạn? (Vinh Trang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác