Đón đọc ĐTTC bộ mới số 85 phát hành thứ hai ngày 14-12-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 85 phát hành ngày 14-12-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 85 phát hành thứ hai ngày 14-12-2020 ảnh 1
- Thời điểm tốt để tăng nợ công?: Đại dịch Covid-19 đã khiến ngân sách 2020 của nhiều quốc gia bị rung lắc mạnh bởi cú sốc cả 2 chiều: chi tăng mạnh và thu giảm mạnh. Các chính phủ buộc phải tăng vay nợ để bù đắp các khoản hụt thu, đồng thời tạm ứng của tương lai cho các khoản vượt chi. So với nhiều nền kinh tế khác, thiệt hại và áp lực lên ngân sách của Việt Nam có phần nhẹ hơn. Và trong bối cảnh đồng USD giảm giá, lãi suất ở các thị trường phát triển được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp và cơ hội kinh tế thế giới phục hồi đã rõ ràng hơn, Việt Nam có nên tận dụng để tăng nợ công, từ đó thúc đẩy tăng trưởng? (TS. Võ Đình Trí)
- Việt Nam có lợi thế trong thế giới nợ nần: Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Tài chính quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu của thế giới tăng thêm 15.000 tỷ USD trong 9 tháng năm 2020, lên gần 280.000 tỷ USD, tức khoảng 365% GDP toàn thế giới. Nói đơn giản, tổng nợ toàn cầu đã gần 4 lần giá trị gia tăng cả thế giới tạo ra trong 1 năm, và người ta tin rằng con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh. (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Trung Quốc vay nợ phục hồi, chấp nhận rủi ro: Khi Trung Quốc nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, NHTW nước này có xu hướng mở cửa hơn khi gia tăng các khoản vay cho hệ thống vốn đã nặng nợ. Điều này cho thấy hệ thống kiểm soát nợ không tốt, nguy cơ dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu. (Vinh Trang)
- Kiểm soát nợ vay, vay nợ và trả nợ: Theo dự kiến của Chính phủ, đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 56,8% GDP, nợ chính phủ khoảng 50,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước 24,1%... Như vậy, đến cuối năm 2020, về cơ bản dự kiến các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép. Kiểm soát tốt nguồn vay và đầu tư hiệu quả là 2 giải pháp chính Chính phủ cần phải thực hiện để có thể hoàn thành “nhiệm vụ kép”, vừa đảm bảo an toàn cho nợ công, vừa tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. (Hoàng Sơn)
- Buộc phải vay nhưng tính toán an toàn: Chính phủ đang duy trì nhiều biện pháp đồng bộ để kiểm soát và đảm bảo an toàn cho quản lý nợ công quốc gia. Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch và đề xuất ra Quốc hội thông qua nghị quyết để áp dụng các biện pháp như hoán đổi, tái cơ cấu trả nợ, nhằm giảm áp lực nghĩa vụ trả nợ theo thông lệ quốc tế. (Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại-Bộ Tài chính)
- Nới nợ công từ nguồn lực trong nước: Dự toán về nợ công và bội chi năm 2021 tăng khá nhiều vì ngân sách nhà nước (NSNN) phải chi nhiều hơn để phòng dịch và bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời chi cho đầu tư phát triển, kích thích tăng trưởng. Ngoài tăng đầu tư công, cần đẩy mạnh huy động vốn trong nước, tận dụng những nguồn tài chính xã hội, phát hành trái phiếu cho người dân và các tổ chức kinh tế. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Cử nhân chạy xe ôm công nghệ: Lãng phí nguồn nhân lực?: Trước hình ảnh hàng trăm tài xế grab tắt app, tập trung ở trụ sở công ty để phản đối hãng này tăng mức khấu trừ mỗi chuyến xe, đã làm nhiều người băn khoăn vì lực lượng xe ôm công nghệ toàn người trẻ ở độ tuổi lao động vàng. Trong đó nhiều người tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học, thậm chí có cả thạc sĩ. Việc này liệu có đang làm lãng phí nguồn nhân lực được đào tạo trên ghế nhà trường? (Thái Hà)
- Xe ôm công nghệ: Hãy xem là cứu cánh, lấy ngắn nuôi dài: Việc cử nhân chạy xe ôm công nghệ đã trở nên khá phổ biến trong vài năm gần đây. Đặc biệt, khi dịch Covid -19 quét qua khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, người lao động khó xin việc làm, chạy xe ôm càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề cần bàn luận. (Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM)
- Miền Trung - Tây nguyên: Tạo thương hiệu vùng thu hút đầu tư: Các tỉnh miền Trung - Tây nguyên tuy đã tăng trưởng khá nhưng còn rất nhiều dư địa, tiềm năng chưa thể phát huy, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng chung. Không bỏ lỡ cơ hội này, các địa phương cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sẵn sàng đón các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyển dịch, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc. (Xuân Quỳnh)
- Doanh nghiệp nhỏ ngày càng yếu: Theo niên giám Thống kê, trong 15 năm (2005-2019) tỷ lệ giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) so với GDP chỉ tăng 1,2% (từ 8,5% năm 2005 lên 9,7% năm 2019). Tuy nhiên, tỷ lệ DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động và vốn dưới 3 tỷ đồng) và nhỏ (dưới 100 lao động và vốn dưới 20 tỷ đồng ngành nông công nghiệp hoặc dưới 50 tỷ đồng ngành thương mại dịch vụ) gần như không thay đổi. (Bùi Trinh)
- Lãi suất- Ưu đãi trước, bạc đãi sau: Các gói tín dụng ưu đãi lãi suất đang được tung ra ồ ạt, nhất là vào thời điểm cuối năm. Nhưng thực tế, các NH vẫn dùng chiêu cũ là cắt giảm mạnh lãi vay ưu đãi trong 3-6 tháng đầu tiên, sau đó dùng lãi suất tham chiếu cao nhất cộng với biên độ tối đa, khiến các chương trình cho vay ưu đãi này nếu khách hàng vay không tính toán sẽ trở thành bạc đãi. (Cát Tường)
- 1.000 điểm và 10.000 tỷ đồng đã nhìn thấy đỉnh?: Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ giúp cho VN Index tái lập được mốc 1.000 điểm, mà còn giúp cho thị trường bùng nổ với những phiên giao dịch đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chưa phải là đỉnh của dòng tiền, bởi những phiên bùng nổ thanh khoản sẽ còn xuất hiện trong thời gian tới. (Kim Giang)
- Chứng khoán “phát quà” Noel?: Trên TTCK có quy luật được biết đến với cái tên “Santa Claus rally”, ám chỉ một đợt tăng trưởng trong giai đoạn hướng tới lễ Noel hàng năm. Không ai có thể lý giải được chính xác vì sao hiện tượng này xảy ra, nhưng với giới đầu tư, cứ được “phát quà” là điều tuyệt vời nhất. (Nguyên Hà)
- Dự án ma hậu quả buông lỏng quản lý: Thời gian gần đây hàng loạt giám đốc các sàn môi giới, công ty đầu tư BĐS bị khởi tố bắt giam, phát lệnh truy nã vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng mua nhà, đất tại các doanh nghiệp này. Phải chăng đây là hậu quả của một thời gian dài buông lỏng từ cơ quan chức năng, cũng như sự dễ dãi của khách hàng, đã giúp các chủ đầu tư lợi dụng? (Đỗ Trà Giang)
- Công nghệ giữ ấm mùa đông (Nhã Trúc)
- Mùa lễ hội độc đáo tại Hôtel Des Arts Saigon (Phương Hằng)
- Chí Tài gửi lại nét cười bình dị (Tâm Huyền)
- Việt Nam-Thiên đường giá rẻ và những giải thưởng danh giá (Hoàng Hà)
- Ông Biden  “tiêm vaccine” cho nước Mỹ như thế nào?: Khi Tổng thống đắc cử Joe Biden bước vào Nhà Trắng trong tháng 1, ông sẽ kế thừa 2 cuộc khủng hoảng: Đại dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng và cuộc suy thoái trên diện rộng. Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đang tăng vọt, ông phải làm sao vừa giữ an toàn cho người dân, vừa lèo lái nền kinh tế đến phục hồi. (Văn Cường)
- Marc Benioff -  Ông trùm điện toán đám mây: Marc Benioff, tỷ phú công nghệ đời đầu đến từ thung lũng Silicon có những sáng kiến mang dấu ấn rất lớn trong thời đại công nghiệp 4.0. Phần mềm điện toán đám mây do Salesforce của ông cung cấp hiện đang là công cụ đắc lực giúp cách mạng hóa hoạt động các doanh nghiệp với khách hàng. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác