
- Nhất quán chính sách tiền tệ: Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục tung ra các đòn áp thuế vào hàng hóa của nhau mang đến nhiều lo ngại, rủi ro cho kinh tế toàn cầu. Điều này cũng sẽ tác động lên thị trường hối đoái, làm thay đổi về dòng chảy thương mại cũng như dự báo tăng trưởng và chính sách tiền tệ. Chia sẻ về ứng phó của Việt Nam trong bối cảnh này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của SSI, cho rằng sự ổn định, nhất quán trong chính sách điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN đã góp phần bình ổn tâm lý thị trường khi phải đối mặt với áp lực khó lường từ bên ngoài. (Ngọc Quang)
- Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội cho Việt Nam đang lộ diện: Hãng tin Bloomberg ngày 28-5 dẫn số liệu từ Cục Thống kê Mỹ: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong quý I-2019 tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 13,9% vì căng thẳng thương mại leo thang. Số liệu này cho thấy dù tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế toàn cầu rất lớn, nhưng với Việt Nam lại là cơ hội nếu biết nắm bắt. Theo đó, nếu hàng xuất khẩu sang Mỹ vẫn giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm 2019, Việt Nam có thể trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 7 của Mỹ, bỏ xa Italia, Pháp, Anh và Ấn Độ. (Văn Cường)
- Phải tìm mọi cách thoát khỏi giám sát: Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 2 tiêu chuẩn đầu tiên trong báo cáo thao túng tiền tệ mới đây của Mỹ. Tuy nhiên, do chưa vượt qua được ngưỡng thứ 3 (can thiệp 1 chiều trên thị trường ngoại hối vượt 2% GDP), Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bị giám sát. Vì thế, việc cần làm ngay là phải có giải pháp đúng đắn, với lộ trình thời gian ngắn nhất để tên Việt Nam phải được rút khỏi danh sách bị giám sát thao túng tiền tệ. (GS. Trần Ngọc Thơ)
- Thiếu “đệm tài khóa” chống sốc nền kinh tế: Chi tiêu công của Việt Nam luôn ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ bù đắp, buộc phải vay nợ, dẫn đến rủi ro cao về tài khóa trước những biến động từ bên ngoài. Tuy nhiên, để xây dựng “đệm tài khóa” chống sốc cho nền kinh tế lại không hề dễ dàng. Vấn đề đặt ra, để xây dựng đệm tài khóa giữ an toàn cho nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, rất cần chính sách thu thay đổi theo hướng tích cực, trong đó vẫn phải dựa vào nguồn thu chính là thu nội địa. (Lưu Thủy)
- Đường vòng dòng vốn trái phiếu: Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một kênh vốn trung và dài hạn hiệu quả. Tuy nhiên, DN vẫn chưa huy động tốt kênh TP khiến dòng vốn này phải đi đường vòng khi các NHTM phát hành TP sau đó cho DN vay lại. Theo đó, nhiều DN chưa chủ động huy động TP mà chờ NH huy động, sau đó cho vay lại. Việc đi đường vòng này khiến nguồn vốn đến với DN đắt hơn, lãi suất cao hơn. Việc không chủ động phát hành TP còn làm tăng gánh nặng vốn của NH cung ứng cho nên kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng. (Yên Lam)
- Quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đô thị: (Bài 1) Hệ quả tốc độ đô thị hóa: Pháp luật đất đai nước ta đã có những bước tiến nhất định về tài chính đất đai kể từ khi thực hiện Đổi mới, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu thực tế. Đây là vấn đề khó khăn về tư duy vì cách tiếp cận giá trị đất đai trong cơ chế bao cấp hoàn toàn khác với cơ chế thị trường. Việc đổi mới chậm về tài chính đất đai đang để lại những khoảng trống pháp luật trong xác định giá trị đất đai, vốn hóa đất công và đánh thuế đất sử dụng vào mục đích tư. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)
- Không dễ mở kênh cho vay online: Trước sự bùng nổ của hình thức cho vay ngang hàng (P2P Lending), các tổ chức tín dụng (TCTD) và công ty tài chính (CTTC) đang có sự thay đổi về mô hình khi bổ sung kênh cho vay trực tuyến bên cạnh dịch vụ cho vay truyền thống. Tuy nhiên, để khai thông kênh cho vay này không hề dễ. (Cát Tường)
- Tháo chạy khỏi Maseco: CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco, mã CK: MCS) đang đối mặt việc sản xuất kinh doanh lao dốc, trong khi các quỹ đầu tư và cả doanh nghiệp liên tục bán tháo CP. Tuy nhiên, điều khiến cổ đông lo lắng là kế hoạch hủy niêm yết rút khỏi công ty đại chúng của MSC. (Kim Giang)
- Sốt đất sân bay Phan Thiết: Chính quyền chỉ mới chặn phần ngọn: Trong 5 tháng đầu năm 2019, thị trường bất sản (BĐS) Bình Thuận đã nổi sóng bởi thông tin dự án sân bay Phan Thiết, làm toàn khu vực TP Phan Thiết và vùng ven lên cơn sốt, lôi kéo từ chủ đầu tư đến nhà đầu tư tham gia. Theo đó, hàng loạt dự án chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh vẫn chào ra thị trường để đón sóng. Rất may đã bị chính quyền địa phương tuýt còi. (Minh Tuấn)
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Dư cung chỉ là tạm thời: Trao đổi với ĐTTC về thực trạng nguồn cung bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng, nhất là phân khúc condotel đang dư thừa, ông Chu Thanh Hiếu, Tổng Giám đốc MIK Home, cho rằng thừa hiện tại chỉ là tạm thời vì liên quan đến khung pháp lý cho condotel chưa rõ ràng, cộng với nhiều địa phương phát triển nóng trong thời gian gần đây. (Minh Tuấn)
- Phá sản mục tiêu 5.000 doanh nghiệp KHCN?: Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp (DN) KHCN, trong đó riêng TPHCM cũng đăng ký sẽ có 2.000 DN. Song đến nay, dù Chính phủ đã có những đổi mới trong chính sách, nhưng xem ra kế hoạch này vẫn chỉ là mục tiêu. (Thanh Lâm)
- Nutifood mang sữa Việt ra thế giới: Ngày 27-5, tại Stockholm, Thụy Điển, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven liên doanh 3 bên NutiFood - Tập đoàn Backahill - Hợp tác xã các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening, đã chính thức vận hành nhà máy sữa mang tên NutiFood Sweden AB. (Đỗ Trà Giang)
- Ai định mức tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp?: Rào cản mấu chốt là thị trường TPDN hiện chưa có nhiều nhà tạo lập thị trường, chưa có hệ thống đánh giá xếp hạng tín nhiệm để việc phát hành nhanh và thuận lợi hơn. (Thiên Minh)
- Đón nắng và gió cùng cầu thang (KTS. BK Nguyễn)
- Ấm áp ngày của Cha tại Novotel Saigon Centre (Đông Gia)
- Làm đẹp cùng nàng (Việt Khuê)
- Top 3 xe nhanh nhất thế giới (Trần Đăng)
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bận rộn (BSCK2 - Th.S Nguyễn Viết Quỳnh Thư)
- Lễ cưới người Pa Cô (Bùi Thảo)
- Quyến rũ đèo Le (Phan Hoàng)
- Jaipur thành phố màu hồng (Phạm Hoàn Khải)
- Nghệ thuật thưởng ngoạn Kỳ Lân Nhật Bản: Lân là một trong bốn linh vật quen thuộc (Long, Lân, Quy, Phụng) với tín ngưỡng dân gian các nước Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lân là một con vật vương giả, thánh thiện và rất được tôn kính. Kỳ lân xuất hiện dự báo thánh nhân hoặc hiền triết ra đời như trường hợp Đức Khổng Tử ở Trung Quốc. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Mỹ-Trung: Chiến tranh lạnh 4.0: Song song với cuộc chiến thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn khởi động một cuộc chiến nhắm vào các công ty công nghệ của Trung Quốc, được giới quan sát gọi nôm na là Chiến tranh lạnh công nghệ, hay Chiến tranh lạnh 4.0. Năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã khởi xướng lệnh cấm làm tê liệt việc bán công nghệ cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE Corp, buộc họ phải dàn xếp bằng cách nộp phạt 1,2 tỷ USD, thay thế toàn bộ quản lý cấp cao của mình và chấp nhận giám sát viên của Mỹ để đảm bảo tuân thủ. (Văn Cường)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM