Đón đọc ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6

Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6.

Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6.

 

* CHỦ ĐIỂM-SỰ KIỆN: Từ nay đến năm 2020, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-8%, Việt Nam cần khoảng 150 tỷ USD đầu tư hạ tầng, trong đó tập trung vào giao thông, điện, nước, môi trường... Đây là số tiền lớn nếu chỉ trông cậy vào nguồn vốn truyền thống (ngân sách, trái phiếu, ODA…). Do đó, đa dạng các hình thức huy động vốn, trong đó hợp tác công - tư (PPP) được coi như giải pháp hiệu quả nhằm huy động nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6:

> Hợp tác công - tư: Khai thông nguồn vốn xã hội

> Thúc đẩy phát triển mô hình mới

* TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Việc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp ban hành các văn bản nhằm điều tiết thị trường ngoại tệ, chống tình trạng đôla hóa: các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại; nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; giảm trần lãi suất huy động USD. Nhưng trước mắt nhiều ngân hàng thương mại thừa nhận cửa tăng tín dụng vốn đã khó càng khó hơn.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6:

> Kỳ vọng dòng vốn VNĐ

* CHỨNG KHOÁN-CƠ HỘI ĐẦU TƯ: Trong Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa ban hành về hướng dẫn giao dịch chứng khoán, nội dung quan trọng nhất là quy định mới cho phép giao dịch ký quỹ (margin), mua bán trong phiên, mở nhiều tài khoản. Thế nhưng, những quy định này đã được nhà đầu tư và các công ty chứng khoán thực hiện từ lâu trên thị trường. Do vậy, Thông tư 74 không mang nhiều tác dụng cho thị trường chứng khoán, có chăng chỉ là hiện thực hóa những cái đã có.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6:

> Thông tư 74: Kích tâm lý, chưa kích thị trường

* XÂY DỰNG-BẤT ĐỘNG SẢN: Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong số gần 2.700 căn biệt thự mới xây tại Hà Nội, chỉ có 1.743 căn đã được sử dụng, số còn lại đang bị bỏ hoang. Tại các đô thị khác cũng có rất nhiều biệt thự mới xây bị bỏ hoang. Là một trong những chuyên gia bất động sản hàng đầu, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng có thể xử lý, điều chỉnh việc này bằng công cụ thuế.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ hai ngày 6-6:

> Đánh thuế nhà hoang

Và nhiều chuyên mục khác...

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác