Đón đọc ĐTTC số 187 phát hành thứ hai ngày 27-2-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 187 phát hành ngày 27-2-2023 với nhiều chuyên mục:

- Mở cửa thị trường du lịch: “Sốc” thì phải tìm hướng gỡ: Việc Trung Quốc mở cửa với nhiều thị trường ASEAN nhưng không có Việt Nam, đang khiến các doanh nghiệp (DN) vỡ kế hoạch. Danh sách này khiến cả DN du lịch Trung Quốc cũng bất ngờ và bị động. Lợi thế Việt Nam có ít nhất 3 cửa khẩu lớn với Trung Quốc, giao thông thuận lợi, nên các DN du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, hàng không… đã chuẩn bị sẵn sàng từ phòng nghỉ, đường bay, sản phẩm du lịch... để đón khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, đã hoàn toàn thất vọng. Xem ra mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế năm 2023 vô cùng khó, các DN du lịch, hàng không sẽ tiếp tục khó khăn. Thực ra không chỉ với Việt Nam, mà với tất cả thị trường du lịch trên thế giới, Trung Quốc là nguồn khách không thể thay thế.

- Cứu chợ nổi đang “chìm”: Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) nổi tiếng và lớn nhất vùng ĐBSCL đã và tồn tại hơn 100 năm qua. Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ - kênh Xáng Xà No, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh, TP lân cận và cả vùng ĐBSCL. Nhưng thật đáng buồn là hiện nay nhiều du khách đến và nhận xét “chợ nổi đang có dấu hiệu chìm dần”. (Nguyễn Hòa)

- Doanh nghiệp khất nợ trái phiếu: Rồi sao nữa?: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách các tổ chức phát hành chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 16-9-2022 đến 31-1-2023. Theo đó, có 54 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu, trong đó có 34 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản - xây dựng. Điều này có đáng lo? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Du lịch Việt Nam: Từ kỳ vọng đến thất vọng?: Năm 2022, Việt Nam không thể hoàn thành mục tiêu đón 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nguyên nhân do khách Trung Quốc vẫn chưa trở lại. Bước qua năm 2023, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế khi kỳ vọng Trung Quốc đã chính thức mở cửa trở lại vào tháng 1-2023. Thế nhưng, hồi đầu tháng 2, khi Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia mà nước này cho phép tổ chức tour outbound thì không có Việt Nam. Trong khi đó ở mảng khách nội địa mục tiêu đón 102 triệu lượt khách cũng được xem là không đơn giản trong năm nay. (Thanh Lâm)

- Du lịch Việt mãi bị động nếu…: Để khai thác tốt thị trường khách du lịch quốc tế, ngành du lịch cần chiến lược, kịch bản và cả kế hoạch hành động, không nên bị động chờ khách đến. Ngành du lịch Việt Nam năm nay sẽ phải đối diện với nhiều thách thức. Và trong lâu dài ngay cả mảng du lịch nội địa chúng ta cũng cần có nghiên cứu kỹ để thu hút du khách đến rồi quay lại, không phải đến 1 lần rồi thôi. Trong khi với nhiều điểm đến nước ngoài du khách Việt đi rồi vẫn muốn trở lại nhiều lần. (Đặng Mạnh Phước, Giám đốc điều hành The Outbox Company)

- Du lịch Việt Nam: Cần kế hoạch đúng, hành động quyết liệt: Từ đầu năm 2023, các cửa khẩu quốc tế đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường, nhiều đường bay quốc tế cũng đang xúc tiến lên kế hoạch mở trở lại… là những tín hiệu lạc quan với nỗ lực khôi phục thị trường khách quốc tế. Tuy nhiên, để khách quốc tế đạt mục tiêu không chỉ cần quyết tâm của nhà quản lý, người làm du lịch… còn cần có kế hoạch đúng, hành động quyết liệt. (Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia - TAB)

- Khơi dậy tinh thần “toàn dân làm du lịch”: Có một sự thật là chúng ta đã rất nỗ lực từ các bộ ngành, tỉnh thành đến doanh nghiệp, nhưng lượng khách du lịch nước ngoài vẫn luôn thấp hơn các nước trong khu vực. Nhiều hội thảo, tọa đàm đã chỉ ra các nguyên nhân như thời hạn visa ngắn; nhiều địa điểm hấp dẫn như Sapa, thác Bản Giốc nhưng không có sân bay ở các tỉnh Đông và Tây Bắc; điều kiện ăn ở chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các cộng đồng lớn trên thế giới như người Hồi giáo; hạn chế tiếng Anh của người Việt… Các nguyên nhân này đều đúng, nhưng thật ra chúng ta chưa thấm nhuần trong tư tưởng và hành động “toàn dân làm du lịch”. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)

- Ứng phó tác động thuế suất tối thiểu toàn cầu: Theo Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (BEPS), các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất 2 năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét, sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Chương trình này có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. (Phan Đức Hiếu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

- “Nội luật hóa” thuế tối thiểu toàn cầu: Không thể chậm chân: Tháng 10-2021, Việt Nam cùng với hơn 135 quốc gia khác tham gia Công ước đa phương, về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI). Khởi xướng bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), quy tắc thuế mới này là cột mốc quan trọng cho sự phối hợp thực thi thuế giữa các quốc gia. (Lưu Thủy)

- Nhà băng phải lo “tự cứu mình” lấy gì cứu DN BĐS: Đối mặt với nút thắt về dòng tiền, doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) kỳ vọng ngành ngân hàng (NH) xem xét nhiều giải pháp như giãn nợ, giảm lãi suất, nới room cho vay, tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực BĐS… Song lúc này, NH cũng phải lo “tự cứu mình” khi họ cũng cho vay BĐS đang ở mức cao và mua trái phiếu (TP). (Thiên Minh)

- Cổ phiếu cảng biển khó duy trì tăng trưởng: Kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022 là yếu tố để giới đầu tư kỳ vọng về một năm 2023 đại thắng của các doanh nghiệp (DN) cảng biển. Tuy nhiên, các số liệu thống kê gần đây cho thấy DN cảng biển đang phải đối mặt một năm “sóng gió”. (Kim Giang)

- Cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát: Mở rộng không gian cửa ngõ Tây Bắc: Dự kiến vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30-4-2025) dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên hoàn thành, đưa vào sử dụng. Dự án nhằm mục tiêu “hồi sinh” dòng kênh đen dài nhất TPHCM, xây dựng bờ kè, cảnh quan, đường giao thông 2 bên kênh… Khi dự án hoàn thành sẽ mở rộng không gian đô thị cửa ngõ Tây Bắc TP. (Đỗ Trà Giang)

- Triển vọng tươi sáng của ngành đồng: Giá đồng đã có khoảng thời gian 4 tháng hứng khởi nhờ lực hỗ trợ từ 2 phía cung và cầu, khi ghi nhận mức tăng hơn 29% kể từ đầu tháng 10-2022. Sự lạc quan của thị trường khi đón đầu nhu cầu từ Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt chính của đà tăng trong 3 tháng cuối năm 2022. Và sau đó, động lực tăng giá được tiếp sức bởi gián đoạn nguồn cung do khủng hoảng chính trị ở Peru, quốc gia sản xuất quặng đồng lớn thứ 2 thế giới. (Phạm Tuấn)

- Công nghệ phục vụ công việc (Nhã Trúc)

- Tiêm Botulinum Toxin trong điều trị bệnh lý thần kinh (TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Nghệ thuật đầu tư tranh: Kết thúc năm 2022, giới đầu tư lại xôn xao, khi các nhà đấu giá hàng đầu thế giới công bố doanh thu và tổng hợp các tác phẩm đấu giá cao nhất. Trong khi đó, công chúng lại được phen “giật mình” với mức tiền định giá sau tiếng gõ búa kết thúc cuộc giao dịch. (Khánh An)

- Đề cương Văn hóa 1943 và sự phát triển tiếng Việt: Đã 80 năm, kể từ ngày Đề cương Văn hóa do ông Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Võng La tháng 2-1943. Ra đời khi cách mạng Việt Nam vẫn còn trong bóng tối, nhưng ánh sáng của Đề cương Văn hóa đã lan tỏa rộng khắp. Không thể nói khác, chính Đề cương Văn hóa đã kết nối và giục giã nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đi theo cách mạng và đi cùng nhân dân. Hôm nay, đọc lại Đề cương Văn hóa sau 80 năm, không thể không ngạc nhiên về tầm nhìn chiến lược được trình bày một cách rõ ràng và ấn tượng. (Lê Thiếu Nhơn)

- Thành phố cổ Pompeii - La Mã: Phóng túng, sa đọa và hủy diệt: Pompeii là một tàn tích của thành bang La Mã bị chôn vùi gần Napoli (Italia) trong một vụ phun trào của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên (CN). Chỉ trong 24 giờ, thành phố nhộn nhịp và trù phú này bị chôn vùi trong khói lửa và trở thành tàn tro bởi một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất mọi thời đại. (Fahoka xê dịch)

- Thổ Nhĩ Kỳ: Sau khủng hoảng động đất là khủng hoảng khôi phục: Sau trận động đất thảm họa khiến gần 50.000 người thiệt mạng và hàng chục tỷ USD nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nền kinh tế vốn đã căng thẳng từ trước của Thổ Nhĩ Kỳ lại càng thêm khó khăn. (Vĩnh Cẩm)

- G.G. Luna - Bộ trưởng chống ma túy buôn ma túy: Ngày 21-2, Genaro García Luna, cựu Bộ trưởng Bộ Công an của Mexico, quan chức đứng đầu cuộc chiến chống ma túy của nước này bị kết tội “âm mưu buôn bán ma túy” và “kinh doanh tội phạm”. Bản án phơi bày mối quan hệ phức tạp giữa các tổ chức tội phạm và các cơ quan công quyền chống tội phạm ở Mexico. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác