Đón đọc ĐTTC số 192 phát hành thứ hai ngày 3-4-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 192 phát hành ngày 3-4-2023 với nhiều chuyên mục:

- Giảm thuế không phải là tất cả: Việc thực thi quy tắc về thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra những thách thức mới trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, cũng như đầu tư của DN Việt ra nước ngoài thời gian tới. Thời gian áp dụng quy tắc về thuế tối thiểu toàn cầu đang đến gần, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp khi thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi rộng rãi. Tuy nhiên, Việt Nam cam kết giữ gìn “hình ảnh ổn định” của môi trường đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cũng như tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

- Phải “bơm dầu” cho “đầu tàu” TPHCM: Từng được ví như “đầu tàu” kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cao, năng động và bền vững, song số liệu thống kê tổng kết kinh tế quý I-2023 của TPHCM cho thấy rất đáng lo ngại. Do đó, trong quý II-2023, TPHCM cũng sẽ chủ động làm việc với các cơ quan Trung ương về dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 để hoàn thiện báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5. Đồng thời chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết mới ngay sau khi được Quốc hội thông qua. (Lưu Minh)

- Hoảng loạn ngân hàng Mỹ đã hết? Chưa chắc đâu!: Mặc dù một số người kỳ vọng Deutsche Bank sẽ là ngân hàng (NH) tiếp theo bị “sụp đổ” trong tuần cuối tháng 3, sau khi điểm bảo hiểm rủi ro phá sản CDS của NH này tăng lên trên mức 200 trong tuần trước đó, nhưng rồi NH này vẫn yên ổn. Các NH khu vực của Mỹ cũng không phát ra tin tức xấu, nhất là sau khi 11 NH lớn của Mỹ đã gửi 30 tỷ USD vào NH đang gặp khó khăn là First Republic. Tuy nhiên, đó chỉ là “con sóng” tạm yên… (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Kinh tế tư nhân đang mất động lực?: Thật khó hình dung một nền kinh tế sẽ ra sao nếu thiếu vắng trụ cột kinh tế tư nhân (KTTN), bởi đó là vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, khu vực KTTN chiếm tới hơn 85% GDP, là nền tảng và trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh. Nhưng bức tranh KTTN ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại dường như đang dần mất động lực chăng? (Thanh Hà)

- “Sang chấn” và “rung lắc” bởi “sân sau” và “thân hữu”: TKTN đang đối diện với cơn “sang chấn” và “rung lắc” bởi sự tồn tại của những DNTN “sân sau” với những quan hệ “thân hữu” tinh vi và phức tạp. Hệ lụy của việc này không chỉ khiến các DNTN khác không thể cạnh tranh để phát triển, còn khiến bức tranh chung về KTTN trở nên méo mó, èo uột. Nếu đề xuất một phương sách để phát triển KTTN và DNTN, cần bắt đầu bằng tư duy đúng: Đó là tập trung các nguồn lực để hỗ trợ DNNVV, bởi chính họ mới là cứu cánh của nền kinh tế. (Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên VPLS NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC)

- Doanh nghiệp tư nhân lo ngại rủi ro chính sách: Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước vững mạnh, trở thành trụ cột vững chắc cho cả nền kinh tế. Nhưng KTTN - trọng tâm là các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) - ở Việt Nam hiện nay cho thấy tình trạng không bền vững và cả không… dám lớn, do thiếu niềm tin vào thị trường. Rủi ro thị trường có thể không tránh được, nhưng làm sao đừng để DNTN mất niềm tin vào sự phát triển, vào thể chế, chính sách khiến họ không dám làm gì. (Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam - VCCI)

- Thị trường bất động sản: Bán cắt lỗ, doanh nghiệp tự cứu mình: Có lẽ đến lúc này một thị trường bất động sản (BĐS) đang hoạt động cầm chừng và chờ thời, thậm chí có thể nói nhiều chủ đầu tư là “ông lớn” gần như “đóng băng”. Nguyên nhân chính là dòng tiền bị dừng đột ngột do “hồi mã thương” của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) BĐS, nhà đầu tư mất niềm tin… Hiện Chính phủ và các cơ quan quản lý đang tính toán, nếu cứu bằng cách nào, không cứu cũng gây khó cho nền kinh tế khi BĐS liên quan đến nhiều ngành, nghề. Và trước mắt các DN BĐS gần như kiệt quệ khi nhà đầu tư đòi tiền TP, ngân hàng không cho vay, BĐS không bán được… (Trần Khánh Quang, chuyên gia tài chính - BĐS)

- Chiết khấu, giảm giá, chủ đầu tư có lỗ?: Chưa bao giờ thị trường BĐS lại có những mức chiết khấu sâu 35-50%, cũng như việc nhiều nhà đầu tư thứ cấp “bán tháo” như hiện nay. Điều này cho thấy cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang rất khát tiền mặt. Những chủ đầu tư đang chiết khấu sâu, chấp nhận bán rẻ tài sản, đồng nghĩa họ đang rất thiếu vốn và cần tiền từ khách hàng trả trước. Giảm giá bán hoặc tăng chiết khấu là chiêu thức kích cầu hiệu quả của doanh nghiệp địa ốc khi họ muốn nhanh chóng thu về tiền mặt. (Bình Minh)

- Cứu bất động sản chính là cứu ngân hàng: Tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có văn bản chỉ đạo thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản (BĐS), trong đó yêu cầu ngành ngân hàng (NH) thực hiện một số nhiệm vụ. Như vậy, việc hỗ trợ lĩnh vực BĐS đang được trông cậy nhiều vào ngành NH. Thực tế, nếu ngành NH không hỗ trợ, thị trường BĐS tác động ngược trở lại cho chính NH. Nhiều yếu tố cho thấy, việc các NH hỗ trợ vực dậy lĩnh vực BĐS cũng là tự cứu mình và giảm thiểu ảnh hưởng đến các DN khác. (Cát Tường)

- Lãi suất giảm, vẫn từ “cây gậy” NHNN: Kể từ khi NHNN giảm lãi suất điều hành lần 1 vào ngày 15-3, các nhà băng đã hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân liên NH cũng giảm sâu. Diễn biến giảm nhanh của mặt bằng lãi suất đã tác động đến tâm lý sẽ giảm lãi vay của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Nhưng để kỳ vọng xu hướng này trở thành dài hạn và đưa lãi vay trở lại mức thấp như mong đợi của DN vẫn rất khó, thế nên, NHNN lại tiếp tục hạ lãi suất điều hành lần 2 chỉ trong 1 tháng, đồng thời lần này hạ cả trần lãi suất huy động dưới 6 tháng. (Thiên Minh)

- Nhà băng khốn đốn khi “ông lớn” thoái vốn: Việc các tổng công ty, tập đoàn tuyên bố thoái vốn khỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) với giá khởi điểm cao hơn thị giá, khiến cho cổ đông và nhà đầu tư (NĐT) ngỡ ngàng. Phía ngược lại, lãnh đạo các NH bị thoái vốn cũng đang lo lắng, bởi một khi các “ông lớn” này thoái ra các NH sẽ bị “hụt hẫng” vì không còn nhận được ưu đãi. (Kim Giang)

- Chứng khoán chờ “điểm rơi” tệ nhất: Những số liệu vĩ mô quý I-2023 được công bố tuần qua đã gây bất ngờ cho thị trường chứng khoán (TTCK), khi kỳ vọng vào sự bứt tốc tăng trưởng đã thấp hơn kỳ vọng khá nhiều. Nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đã ước tính tăng trưởng GDP quý I đâu đó trong khoảng 4,8-5,4%, nhưng con số chính thức chỉ 3,32%. (Nguyên Hà)

- Thị trường ngách, cứu cánh ngành hàng tỷ đô?: Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chủ lực của không ít nhóm ngành tỷ đô vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi tình hình xuất khẩu 2 tháng đầu năm vẫn trong đà giảm chung, thì một số thị trường mới, thị trường ngách đang có mức tăng trưởng dương. Liệu thị trường ngách có trở thành cứu cánh? (Thanh Lâm)

- Giá đường cao kỷ lục, trong nước vẫn khó khăn: Tính tới ngày 30-3, giá đường thế giới ghi nhận mức tăng khoảng 30% kể từ cuối tháng 10-2022. Trên sàn ICEEU, giá đường tinh luyện No.5 kỳ hạn tháng 5-2023 giao dịch quanh mức 618,4USD/tấn, tương đương mức đỉnh đã từng thiết lập hồi năm 2016. Giá đường thô No.11 cùng kỳ hạn giao dịch quanh mức 21,25 cent/pound. Tại Trung Quốc, giá đường trắng giao ngay quanh mức 6.129NDT/tấn, tăng khoảng 6,6% so với hồi đầu năm. (Phạm Tuấn)

- Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TS.BS Lê Phi Long, Phó Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Giếng làng nhớ thương: Làng quê nay đã đô thị hóa nhiều, nhưng giếng làng vẫn được bảo tồn bên trong thôn xóm. Người dân vẫn xem đó là dòng nước linh nghiệm, là nơi cố kết tình yêu đôi lứa, tình yêu làng xóm. (Minh Phong)

- Chinh phục đỉnh Sa Mu huyền bí: Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) tuy là điểm đến khám phá du lịch khá quen thuộc, nhưng với sự chỉ dẫn của người dân bản địa, chúng tôi đến Khu bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa vẫn còn vô vàn điều mới mẻ và huyền bí. Tiêu biểu trong đó là cánh rừng già, nơi có đỉnh Sa Mu cao 2.756m huyền bí. (Nguyễn Hường-Văn Duy)

- TikTok có thực sự gây hại cho giới trẻ?: Trong những tháng gần đây, các nhà lập pháp ở Mỹ, châu Âu và Canada đã nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào TikTok, ứng dụng video dạng ngắn phổ biến rộng rãi thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance. Họ đang lo lắng về điều gì? (Ánh Vân)

- Triệu Trường Bằng - CEO sàn điện tử lớn nhất thế giới vướng lao lý: Ngày 27-3, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance và nhà sáng lập kiêm CEO của nó, Changpeng Zhao (Triệu Trường Bằng) đã bị Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) khởi kiện vì các hoạt động giao dịch “bất hợp pháp” và "giả mạo". (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác