Đón đọc ĐTTC số 224 phát hành thứ hai ngày 13-11-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 224 phát hành ngày 13-11-2023 với nhiều chuyên mục:

- Khoan thư sức dân, hỗ trợ doanh nghiệp: Theo chu kỳ, những tháng cuối năm 11 và 12 là thời gian chạy nước rút để kết thúc đơn hàng, đón mùa cao điểm lễ tết… nên hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tấp nập hơn. Nhưng nay, sự lo lắng vẫn đè nặng những người đang chèo lái doanh nghiệp (DN). Dù cho đến nay các số liệu thống kê cho thấy nhiều điểm tích cực hơn đầu năm, nhưng tình hình vẫn rất khó lường đối với DN. Khó khăn lớn nhất trong năm 2023 là dòng tiền, mất và giảm đơn hàng, tồn kho lớn. Thông thường thời điểm này, nhiều DN đã ký các đơn hàng cho năm sau. Nhưng hiện giờ trước câu hỏi “bao giờ đơn hàng phục hồi trở lại”, phần lớn câu trả lời là “chưa biết”. Giảm doanh thu do không có đơn hàng, tiếp cận vốn vay khó khăn, dòng tiền thì suy kiệt đang ngày càng hiện hữu trong DN.

- Di sản thiên nhiên không để phục vụ lợi ích riêng: Chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm để chấn chỉnh tình trạng xâm lấn vùng đệm vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, có sự thật không thể biện hộ rằng dự án này không liên quan đến công tác bảo tồn Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long. Bởi lẽ, khi vùng đệm không được gìn giữ cẩn thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lõi của vịnh Hạ Long. Không ít lần đại diện UNESCO tại Việt Nam đưa ra cảnh báo về những tác động môi trường, cảnh quan do ảnh hưởng của việc lấn biển tới vịnh Hạ Long. (Gia Quan)

- Nghiên cứu khoa học đang bị bủa vây bởi hành vi bán mua công trình?: Sau những thông tin ồn ào về việc nhiều người có học vị tiến sĩ ở Việt Nam đã bằng mọi cách để có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, nhằm tính điểm đạt tiêu chuẩn xét phong học hàm giáo sư, công chúng lại ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của thị trường mua bán công trình nghiên cứu khoa học (NCKH). Phải chăng hoạt động NCKH đang bị bủa vây bởi hành vi mua bán công trình và thái độ chạy mánh đẳng cấp của nhiều trường đại học? (Tuy Hòa)

- Vốn cho vay vẫn rất cao: Thời gian gần đây, lãi suất đã hạ nhiệt rất mạnh. Tuy nhiên, chỉ những ngân hàng (NH) có vốn nhà nước như Vietcombank lãi suất cho vay bình quân chỉ 5,94%/năm, BIDV bình quân 6,46%/năm... và cũng chỉ dành cho đối tượng an toàn. Trong khi đó, nhiều NH cổ phần có mức cho vay bình quân cao, trên 9%/năm, có nghĩa lãi suất cho vay cao hơn mức này. Vậy lãi suất liệu có thấp như công bố? (Đỗ Linh)

- Dòng vốn đang chảy đi đâu?: Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng (NH) đang rất khó khăn, nhưng các số liệu công bố lại cho thấy đến 31-8-2023 dư nợ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản (BĐS) đạt 986.477 tỷ đồng (tăng khoảng 23,3% so với cuối năm 2022). Điều này cho thấy dòng tín dụng vẫn tìm cách để thoát ra của các NH. Vậy dòng vốn chảy vào địa chỉ nào? (Thiên Minh)

- Giải ngân vốn đầu tư thấp, kéo lùi đà phục hồi kinh tế: Trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, khó khăn nhất là không có tiền để làm. Thế nhưng, trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam hiện nay lại đang tồn tại nghịch lý, “đã lo được tiền nhưng lại không triển khai được”. Việc các dự án hấp thụ vốn kém đã khiến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khó đạt được mục tiêu với thời gian cụ thể như đã đề ra, ảnh hưởng đến năng lực phục hồi của nền kinh tế nói chung. (Thanh Hà)

- Vốn cho đầu tư công nơi thiếu nơi thừa: Tình trạng bố trí vốn cho công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư… tại các dự án đầu tư công có nơi thừa nơi thiếu. Thực trạng này khiến công tác triển khai các dự án ít nhiều “bị động”, khi phải xin thêm do thiếu, hoặc trả lại do thừa. Nguyên nhân được xác định do công tác khái toán ban đầu chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư với địa phương… (Bình Minh)

- Kinh doanh trên sàn bước đi tất yếu và nỗi khổ người bán hàng thật: Mức tăng trưởng doanh thu khủng của 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn tại Việt Nam hiện nay, đang cho thấy việc kinh doanh trên sàn là bước đi tất yếu của cả doanh nghiệp (DN) và các cá nhân. Thế nhưng khi sân chơi ngày càng đông, áp lực bủa vây ngày càng lớn. (Thanh Lâm)

- “Thiệt đơn, thiệt kép” từ Tiktok Shop: Trong khi người tiêu dùng bị rơi vào “ma trận” của thật giả lẫn lộn bởi những chiêu trò quảng cáo bán hàng tràn lan trên mạng, thì ngân sách nhà nước cũng thất thu khi không kiểm soát chặt chẽ được nguồn thuế từ TikTok Shop. (Hoàng Sơn)

- Xu thế online, mặt bằng cho thuê “treo” còn kéo dài: Mùa mua sắm lớn nhất trong năm đang đến gần, nhưng tại nhiều con phố sầm uất của TPHCM hiện vẫn còn rất nhiều mặt bằng trống, với chi chít bảng cho thuê nhà dán chồng chéo. Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chuyển mạnh sang xu hướng mua sắm online, thật khó để trả lời câu hỏi khi nào mặt bằng cho thuê hết ế ẩm. (Đức Mạnh)

- Bịt kẽ hở lợi dụng đứng tên tài khoản: Cuối tuần qua thị trường chứng khoán (TTCK) bất ngờ với thông tin số lượng tài khoản CK sụt giảm tới hơn 377.000 tài khoản trong tháng 10, do có tới 545.000 tài khoản bị xóa. Nhiều ý kiến đổ lỗi cho tình trạng thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh do các “đội lái” lặng lẽ rút quân. (Nguyên Hà)

- HT1 thua lỗ và mất cân đối tài chính: Là doanh nghiệp sản xuất xi măng hàng đầu tại khu vực phía Nam, nhưng CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) đang “ngụp lặn” trong thua lỗ và mất cân đối tài chính. (Kim Giang)

- Điều hành ngành hàng lúa gạo cần giải pháp thích hợp: Theo các phân tích, dự báo, cán cân cung - cầu gạo thế giới đang nghiêng về mức thiếu hụt sau 14 năm kể từ mùa vụ 2006-2007. Nguy cơ mất an ninh lương thực đang quay trở lại trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam, với vị thế cường quốc xuất khẩu gạo, nên tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu gạo hay hạn chế để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? (Trần Hữu Hiệp)

- Kỷ lục mới đan xen nỗi lo cũ: Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu được dự báo khó hoàn thành kế hoạch cả năm, rau quả và gạo lại liên tục ghi nhận những kỷ lục bất ngờ. Thế nhưng đằng sau niềm vui mới, không ít những nỗi lo cũ vẫn hiện hữu. (Thái Hà)

- Thị trường thép vẫn khó khăn phía trước: Mặc dù đã gần hết năm 2023, triển vọng kinh doanh của ngành thép vẫn chỉ đỡ khó khăn hơn so với thời điểm năm ngoái. Trong số các nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí sản xuất như quặng sắt, than cốc… chỉ có giá than cốc giảm mạnh, còn giá quặng sắt trung bình vẫn duy trì ở mức cao như năm 2022. Thậm chí giai đoạn nửa sau năm 2023, giá quặng sắt vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng. (Phạm Tuấn)

- Xanh mướt khu vườn tại nhà (Nhã Trúc)

- Thủ lĩnh người Rục: Cao Xuân Long (sinh năm 1996, bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), là một trong số ít thế hệ thứ 2 của người Rục sau khi di rời sinh sống trong hang đá về bản làng, được học hết chương trình THPT. Anh đã phấn đấu không ngừng để năm 2017 được kết nạp Đảng, năm 2019 được dân bầu làm trưởng bản. Trở thành thủ lĩnh một bản sâu trong núi, Long đã đi đầu để dẫn dắt bà con phát triển kinh tế, xây dựng lối sống văn minh. (Minh Phong)

- Độc đáo thác ba tầng: Nằm giữa núi rừng Tuyên Quang, thác Bản Ba được ví như “cô sơn nữ giữa núi rừng” bởi vẻ đẹp tự nhiên, uốn lượn và hùng vĩ giữa đại ngàn. Thác Bản Ba hiện còn là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh với những loại hình trải nghiệm thú vị như bơi lội, leo thác... (Văn Công)

- Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Israel: Israel chưa bao giờ chính thức thừa nhận hoặc phủ nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong một bài đăng năm 2014, tờ Guardian của Anh cho biết Israel đang giấu kho vũ khí hạt nhân “ước tính có 80 đầu đạn” ở dưới mặt đất. Trong khi đó, một tài liệu khác nói Israel đang sở hữu khoảng 200 đầu đạn và chủ yếu là bom nhiệt hạch. (Vĩnh Cẩm)

- Yahya Sinwar - “Thầy phù thủy” đứng sau xung đột Gaza: Nhiều thập niên trước khi dàn dựng các cuộc tấn công ngày 7-10 của Hamas vào Israel, Yahya Sinwar đã bị tòa án quân sự Israel bỏ tù vì liên quan đến nhiều vụ giết người. Câu trả lời của ông là: học theo người Israel. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác