Đón đọc ĐTTC số 228 phát hành thứ hai ngày 11-12-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 228 phát hành ngày 11-12-2023 với nhiều chuyên mục:

1-1952.jpg

- Rối rắm với tín dụng: Đã đến lúc phải thay đổi tâm lý coi tín dụng là “chìa khóa” của tăng trưởng. Vì rủi ro khi nền kinh tế chỉ dựa vào tín dụng đang ngày càng rõ. Hơn nữa, tâm lý phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng có thể tiếp tục làm trì hoãn các nỗ lực nhằm phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu và các kênh huy động vốn khác trong nền kinh tế.

- Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ảnh: Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ. Những đợt ra quân thường xuyên của lực lượng cảnh sát giao thông, những chốt kiểm tra nồng độ cồn được thiết lập nhiều nơi, không chỉ khiến các “ma men” bừng tỉnh, cũng khiến những người dân bình thường băn khoăn. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, việc kinh doanh quán xá ế ẩm dẫn đến nhiều ái ngại cho thu nhập lao động phổ thông. Xoay quanh nỗi ám ảnh về nồng độ cồn trong đời sống xã hội, có lẽ cần phải soi rọi thấu đáo hơn. (Gia Quan)

- Quan tâm hỗ trợ người nghèo tái tạo sức lao động: Tái tạo sức lao động hiểu theo cách đơn giản là sự phục hồi sức khỏe, thể chất, tinh thần của người lao động để có thể tiếp tục lao động đạt năng suất và hiệu quả ở mức tốt nhất. Xét ở góc độ thời gian, tái tạo sức lao động gồm tái tạo ở mức độ ngắn hạn với các quãng nghỉ sau một số nhịp làm việc với cường độ cao, nghỉ giữa giờ, nghỉ giữa buổi, nghỉ để ăn nhẹ… trong ngày làm việc; còn ở mức độ dài hạn là những quãng nghỉ sau đợt làm việc dài ngày. (Nguyễn Minh Hải)

- Lãi suất USD 2024: Fed tạm dừng tăng hay cắt giảm?: Nhiều nhà phân tích và giám đốc quỹ đầu tư trên thị trường Mỹ đang tin rằng, Cục Dự trữ liên bang (Fed) sẽ phải cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Bởi đa số đều dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm trong 2024. Những số liệu kinh tế vĩ mô gần đây bắt đầu phát ra tín hiệu đó, khi số người nộp đơn thất nghiệp tăng lên và số liệu tồn kho bán sỉ được điều chỉnh giảm xuống. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên đại học Bristol, Anh)

- Không nên “ép” mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá: Khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) của năm 2023 là 6,5%, thì mục tiêu (trung gian) tăng trưởng tín dụng có thể là 14%. Nhưng đến nay, khi tăng trưởng GDP thực tiễn chỉ dưới 5% do sức cầu trong và ngoài nước đều yếu, thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng cần phải điều chỉnh xuống cho phù hợp, không cần thiết “ép” mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. (PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

- Mô hình tăng trưởng không chỉ dựa vào vốn: Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu được xây dựng hàng năm bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chấm điểm và đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới. Theo đó, phân loại các nước theo các trình độ phát triển với cấp độ thấp nhất là phát triển chủ yếu dựa trên đầu vào (factor driven), kế đến là dựa trên các yếu tố năng suất, hiệu quả (efficiency driven), và cao nhất là dựa trên đổi mới sáng tạo (innovation driven). (TS. Lê Duy Bình, Economica Vietnam)

- Trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy: Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngưng hiệu lực thi hành đối với các quy định của Nghị định 65/2022/NĐ-CP, về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế sẽ hết hiệu lực vào ngày 31-12-2023. Phía Bộ Tài chính cũng đưa ra đề xuất không cần thiết kéo dài thời gian ngưng hiệu lực thi hành, đối với các quy định xác định tư cách nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; đàm phán với các NĐT để gia hạn thêm thời gian đối với TP; xếp hạng tín nhiệm đối với DN phát hành TP. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng)

- Nỗi lo NĐT chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm: Khi “bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bị vỡ hồi năm 2022, NĐ65/2022 ra đời nhằm chấn chỉnh thị trường TPDN bằng bằng những quy định siết chặt việc phát hành hơn. Ngay sau đó, NĐ08/2023 dù chỉ là tạm thời nhưng được cho là cứu cánh cho thị trường TPDN. Đã gần 1 năm qua, thị trường TPDN vẫn chưa thể phục hồi thì NĐ08 đã hết hạn và sẽ phải trở lại áp dụng NĐ65 (từ ngày 1-1-2024). Trong đó nỗi lo lớn nhất là “nhà đầu tư chuyên nghiệp và các DN phát hành phải xếp hạng tín nhiệm” (TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia)

- Dừng Nghị định 08 doanh nghiệp bất động sản như “ngồi trên lửa”: Để đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn vốn chính: Vốn ứng tiền khách hàng (BĐS hình thành trong tương lai), vốn từ phát hành trái phiếu (TP) DN và vốn vay từ ngân hàng (NH). Nhưng các nguồn vốn này đều đang khó khăn. Số liệu cũng cho thấy giá trị phát hành TP riêng lẻ liên tục giảm từ giữa năm ngoái, chỉ ghi nhận sự cải thiện trở lại kể từ khi Nghị định 08/NĐ- CP (NĐ08) và một số động thái từ NHNN cho thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại sự cải thiện này sẽ không kéo dài, và nhiều DN BĐS hiện đang như “ngồi trên lửa” khi một số điều khoản quy định về “tạm nới” đối với TPDN của NĐ08 sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, và dự kiến không được gia hạn thêm thời gian. (Lưu Thủy)

- TPHCM nỗ lực vượt khó, thúc đẩy kinh tế 2024: Kinh tế TPHCM trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2024, theo đánh giá của nhiều chuyên gia tình hình vẫn chưa hết khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo TPHCM vẫn quyết tâm đề ra mục tiêu cao nhất trong năm tới. (Đỗ Trà Giang)

- MWG liệu có lặp lại sai lầm như F88?: Từng lấn sân vào lĩnh vực tài chính sau “cú bắt tay” bất thành với F88, nay CTCP Thế Giới Di Động (MWG) lại tiếp tục trở lại vào lĩnh vực tài chính đòi hỏi “chất xám” rất nhiều so với lĩnh vực bán lẻ cốt lõi. Liệu lần trở lại này có mang lại “làn gió mới” cho MWG? Đến thời điểm hiện tại chưa có mảng kinh doanh mới nào của MWG mang lại hiệu quả như mảng kinh doanh đầu tiên là TGDĐ. Thậm chí, MWG buộc phải “khai tử” nhiều mảng kinh doanh kém như: Bluetronics (Campuchia), AvaSport, vuivui.com, điện thoại siêu rẻ, mắt kính. (Kim Giang)

- TTCK: Dòng tiền nội đang trở lại: Tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) lại có những ngày “giật mình” khi nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đột ngột lặp lại giao dịch bán ròng “ngàn tỷ đồng”. Lần gần nhất khối ngoại có động thái rút ròng lớn cỡ này là trung tuần tháng 9 vừa qua. Tính chung từ đầu tháng 9-2023 đến nay, chỉ riêng sàn HoSE đã chứng kiến quy mô rút vốn ròng tới trên 14.000 tỷ đồng. Tuy nhiên giữa đợt bán ra dữ dội của khối ngoại, thị trường vẫn có thể cân bằng được, cho thấy dòng vốn từ NĐT nội đang mạnh dần lên, đặc biệt là các NĐT cá nhân. (Nguyên Hà)

- DN BĐS buộc phải “cầm đèn chạy trước ô tô”: Thời gian gần đây, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản (BĐS) bị cơ quan công an khởi tố tội lừa dối khách hàng. Trong những vụ án xảy ra, có những hành vi sai phạm rất rõ, nhưng cũng có những hành vi làm theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” - làm trước rồi xin hoàn thiện thủ tục sau. Liệu những quy định mới của Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) vừa được thông qua, cũng như việc các cơ quan chức năng siết chặt, tình trạng trên có chấm dứt? (Bình Minh)

- Ngành nuôi tôm chưa hết khó khăn: Giá tôm thế giới nằm trong xu hướng giảm kể từ năm 2014 đến nay. Tính tới cuối tháng 10, trung bình xu hướng giá tôm thế giới giảm 9,1% so với đầu năm nay, và giảm 26,3% so với đầu năm 2022. Nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng, trong khi giá tại trang trại giảm do thương mại quốc tế và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống lớn từ đầu năm 2023. (Phạm Tuấn)

- Loạt chương trình đặc sắc mùa lễ hội (Phương Hằng)

- Giáo dục đạo đức: Hướng đến những bài học từ thực tế đời sống: “Đừng nôn nóng kiến thức nhưng non đạo đức” - đó là nhận định của TS. Trần Nguyên Lập, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Nha Trang sau khi chứng kiến vụ việc học sinh xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang gây xôn xao dư luận thời gian qua. (Thái Ca)

- Thái Lan: Dấu hỏi lớn ở Đông Nam Á: Từng được ca ngợi là cường quốc kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan hiện đang phải vật lộn với thách thức có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính và chính trị của nước này. Vậy, liệu Thái Lan có chuẩn bị cho những rủi ro chính trị khi theo đuổi các mục tiêu phiêu lưu về kinh tế như vậy hay không? (Lê Dương Anh Tuấn)

- Hàn Quốc bùng nổ dịch vụ mai mối: Trái với tỷ lệ hôn nhân và tỷ lệ sinh giảm mạnh, ngành mai mối ở Hàn Quốc lại đang bùng nổ. Theo số liệu từ Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc, doanh thu của các công ty mai mối ở Hàn Quốc năm 2022 đã tăng tới 35,9% so với năm trước đó. (Vinh Trang)

- Sanjay Shah: Nhà giao dịch “vụ trộm thuế lớn nhất châu Âu”: Ngày 6-12, một nhà giao dịch quỹ phòng hộ người Anh bị cáo buộc lừa gạt số tiền 1,3 tỷ USD của người nộp thuế Đan Mạch, đã bị Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) dẫn độ về Đan Mạch, sau khi đã sống hơn 10 năm ở UAE. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác