Đón đọc ĐTTC số 231 phát hành thứ hai ngày 1-1-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 231 phát hành ngày 1-1-2024 với nhiều chuyên mục:

1-3726.jpg

- Một năm “bận rộn” của thị trường vốn: 2023 là một năm mà các cơ quan quản lý, nhất là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải vận động liên tục, để ứng phó với những diễn biến khó lường và bất ngờ từ thị trường. Hồi quý I, lãi suất huy động “nóng hừng hực” khi nối tiếp xu hướng tăng từ những tháng cuối năm 2022. Những vấn đề vốn dĩ đã “mất tích” khá nhiều năm trên thị trường, như lãi suất huy động ở mức 10-11,5%/năm, nhà băng và người gửi tiền âm thầm “đi đêm”… NHNN đã phải hành động.

- Có nên xóa sổ cà phê đường tàu?: Phố “cà phê đường tàu" được nhiều chuyên gia du lịch, đại diện các công ty lữ hành đánh giá là sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo của Hà Nội. Railway Cafe, Hanoi, Vietnam (cà phê đường tàu, Hà Nội, Việt Nam) trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Địa điểm này được các công ty du lịch lữ hành quốc tế giới thiệu trong chương trình “Hanoi tour” của mình. Nó xuất hiện dày đặc trên facebook, Zalo và trong rất nhiều tờ rơi “brochure” của các tổ chức du lịch. Công ty lữ hành quốc tế Asia Exotica còn gọi nó là nơi du khách nếu không đến khám phá khi đến Hà Nội thì coi như chưa đến Hà Nội. Nhưng điều bất ngờ, là từ ngày 14-9-2022, TP Hà Nội ra lệnh đóng cửa tất cả phố cà phê đường tàu. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Chốn thanh tịnh cần sự hướng thiện trong lành: Việc chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh tổ chức trưng bày một vật gọi là xá lợi tóc của Đức Phật để kêu gọi khách thập phương chiêm bái, thực sự khiến cộng đồng xôn xao. Bởi lẽ, giá trị thật của xá lợi tóc vẫn còn mơ hồ, nhưng hành vi mang màu sắc thần bí kia khiến không khí chốn thiền môn bị xáo động thị phi. (Gia Quan)

- 2024- Hy vọng địa chính trị “hạ cánh mềm”: 2024 vẫn là năm các diễn biến địa chính trị sẽ còn rất phức tạp. Nhiều dự đoán được đưa ra, tất cả có thể sai hoặc đúng. Vì vậy, chúng ta chỉ hy vọng các nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái “hạ cánh mềm”, nghĩa là tăng trưởng giảm nhẹ so với 2023 đầy bất định. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- 2024 - Vẫn có dư địa cho tăng trưởng: Chúng ta có quyền kỳ vọng tương lai Việt Nam sẽ là trung tâm cung ứng công nghệ cao của thế giới, là văn phòng làm việc của thế giới… Việt Nam là đất nước đẹp, hiếu khách, giàu tiềm năng phát triển du lịch gắn với khoa học và công nghệ, cũng phải xanh và bền vững, để Việt Nam không chỉ là nơi để đến chơi, còn là nơi để sống, để làm việc. Chúng ta giàu tiềm năng để làm điều này. Nhưng có tiềm năng rồi còn đòi hỏi tham vọng và quyết tâm. (GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội)

- Cơ hội phục hồi rõ rệt trong 2024: Với mức tăng trưởng 5,05% trong năm 2023, tuy không đạt được mục tiêu đề ra là 6,5%, song đây vẫn là mức tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực và thế giới, quan trọng hơn Việt Nam vẫn giữ được ổn định vĩ mô để tạo đà tăng trưởng trong năm tới. Nhìn chung, năm 2024 kinh tế Việt Nam vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế. Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. (Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - TCTK)

- Đầu tư công và fdi, vẫn là trụ đỡ nền kinh tế: Năm 2023 kinh tế Việt Nam đã giữ vững mục tiêu quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Trong đó đầu tư công (ĐTC) và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có thể xem là 2 trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng trong năm 2023. (Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam)

- Cần “kiến trúc sư” cho tăng trưởng xanh: Trong vài năm gần đây Việt Nam đã rất quyết tâm trong việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, để tạo động lực có tính đột phá cho tăng trưởng, Việt Nam cần phát triển cả kinh tế số và kinh tế xanh, trong đó cả 2 đều chung mục tiêu và cùng hỗ trợ nhau. (PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore)

- Nếu tôi là nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp…: “Tảng băng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho đến nay vẫn chưa tan. Năm 2022, khi “bong bóng” TPDN bị vỡ, Nghị định (NĐ) 65/2022 ra đời nhằm chấn chỉnh lại thị trường đã làm cho nhiều doanh nghiệp (DN) “đứng hình”. Và NĐ08 mở ra, dù chỉ là tạm thời nhưng đã cứu cánh cho thị trường TPDN. Ngày 1-1-2024, NĐ08 hết hiệu lực, việc phát hành phải tuân theo trở lại NĐ65, liệu DN phát hành có trở lại bình thường? Trong đó nỗi lo nhất thế nào là nhà đầu tư (NĐT) chuyên nghiệp? Để đảm bảo tính công bằng, thời gian tới cần phải có quy định để NĐT có quyền khởi kiện tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nếu đánh giá sai một DN phát hành, hay đánh giá xếp hạng sai một loại TP mà họ đã xếp hạng. (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Nhà đầu tư bắt đầu lấy lại niềm tin: Thị trường TPDN có vai trò hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế. Đây là thị trường để DN huy động vốn trung hạn, dài hạn, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, giảm áp lực cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ. Có 2 khu vực phát hành TPDN nhiều nhất là bất động sản (BĐS) và ngân hàng (NH). NH phát hành TP không phải để kinh doanh mà để tăng vốn điều lệ. Còn DN BĐS phát hành để đầu tư kinh doanh, mà đầu tư vào lúc thị trường đi xuống rất nguy hiểm. (TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)

- Thừa tiền ngắn, thiếu tiền dài: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2023 vẫn chưa khởi động mạnh, nhưng nhóm ngân hàng (NH) vẫn dồn dập phát hành mới, cùng mua lại TP trước hạn. Theo các chuyên gia, ồ ạt mua lại và phát hành mới TP là kế hoạch kinh doanh giải quyết được nhiều vấn đề của các nhà băng hiện nay. (Thiên Minh)

- Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán năm 2024?: Lịch sử cho thấy, thị trường (TTCK) thế giới có diễn biến tốt trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lịch sử liệu có lặp lại? Với TTCK Việt Nam trong năm 2024 như thế nào, khi chúng ta đang hội tụ nhiều yếu tố hỗ trợ? (Kim Giang)

- TTCK sẵn sàng cho cuộc đua mới: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khép lại năm 2023 khi mức tăng trưởng VN Index chỉ khoảng 12,2%, kém xa nhiều thị trường khác. Thực ra đây vẫn là một kết quả tích cực, nếu nhìn lại những khó khăn của nền kinh tế cũng như những lực cản vĩ mô, như tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch, hậu quả của “bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) , cho tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niêm yết kém khả quan. (Nguyên Hà)

- Mỏi mòn chờ đợi tách thửa: Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa thông tin về tiến độ thực hiện dự thảo quyết định quy định điều kiện tách thửa và hợp thửa trên địa bàn TP. Quyết định này sẽ thay thế Quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 5-12-2017 quy định diện tích tối thiểu tách thửa. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, một số quy định về tách thửa từ dự thảo tiếp tục “gây khó” cho người dân nếu thông qua. (Bình Minh)

- Dự cảm 2024 dưới góc nhìn doanh nghiệp: 2023 là năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) cả ở mảng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến hàng tiêu thụ giảm mạnh, tồn kho gia tăng… Năm mới 2024 liệu tình hình có sáng hơn? ĐTTC ghi lại ý kiến một số DN, hiệp hội để thấy những dự cảm, lắng nghe những kỳ vọng và cả những kiến nghị của DN. (Thanh Dung)

- Lợi nhuận ngành sữa tích cực năm 2024: Dù có xu hướng tăng trở lại kể từ giữa tháng 8-2023, tính trung bình giá sữa nguyên liệu năm 2023 vẫn thấp hơn mức giao dịch trung bình của năm 2022, đã hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sữa trong nước, nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện. Liệu xu hướng tăng hiện nay của giá nguyên liệu có tiếp tục trong năm 2024? (Phạm Tuấn)

- Tân trang tổ ấm đón năm mới (Nhã Trúc)

- Kỳ vĩ “Tây Bắc đệ nhất động”: Tuy mới được phát hiện vào tháng 7-2006 nhưng hệ thống hang động Pu Sam Cáp ở TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã nhanh chóng chiếm được danh xưng “Tây Bắc đệ nhất động”. Hệ thống hang động Pu Sam Cáp gồm hơn 10 động lớn nhỏ trong đó 3 động chính là động Thiên Môn, động Thiên Đường và động Thủy Tinh. (Văn Công - Xuân Lộc)

- 2024 dự báo kinh tế toàn cầu không sáng sủa: Sự trái ngược trong nhận định của các tổ chức nghiên cứu về kinh tế toàn cầu, cho thấy 2024 là một năm hoàn toàn không dễ đoán định với nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực đan xen, trong đó yếu tố tiêu cực chiếm phần lớn hơn. (Vinh Trang)

- Những người hùng từ thiện châu Á 2023: Hãng Forbes chuyên xếp hạng những người giàu thế giới mới đây đã công bố danh sách 15 anh hùng từ thiện của châu Á trong năm 2023. Đây là năm thứ 17 Forbes công bố danh sách này. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác