Đón đọc ĐTTC số 232 phát hành thứ hai ngày 8-1-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 232 phát hành ngày 8-1-2024 với nhiều chuyên mục:

1-4798.jpg

- Quan trọng là con số chất lượng của TPHCM: Nghị quyết 98 từ lúc Quốc hội thông qua đã tạo thêm động lực tăng trưởng, năng lượng mới để TP tháo gỡ những điểm nghẽn tồn tại lâu nay. Bởi Nghị quyết 98 mở ra cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, nhất là hợp tác công tư ở các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục… cũng như nhiều dự án đầu tư hàng loạt sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vấn đề quan trọng trong năm 2024 là tiếp tục sự trợ lực từ trung ương, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, sự chung sức của người dân tạo ra một sự đoàn kết, sức mạnh tổng thể để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8%.

- Có nên hãnh diện với xuất siêu?: Khép lại năm 2023 là tin xuất siêu kỷ lục, gấp hơn 2 lần năm 2022 và nối dài mạch xuất siêu 8 năm (2016- 2023), rằng xuất siêu góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô… Quả có thế, 2023 xuất siêu 26,9 tỷ USD, năm thứ 8 liên tiếp, gấp 2,2 lần năm 2022 (12,1 tỷ USD). Nhưng… (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Bất cập quản lý và điều hành vàng: Cộng hưởng từ sự tăng giá của thị trường vàng thế giới, những ngày cuối năm 2023, thị trường trong nước cũng chứng kiến sự tăng giá phi mã của vàng. Song việc tăng giá vàng trong nước lại không giống thế giới, hay nói đúng hơn nó đã làm lộ rõ những bất cập về quản lý và điều hành thị trường này. Thậm chí Thủ tướng Chính phủ cũng phải vào cuộc để chỉ đạo NHNN, yêu cầu không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 1-2024. (PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả - Bộ Tài chính)

- 2024 tỷ giá yên bình, lãi suất khó giảm: Năm 2024 lãi suất khó giảm thêm, nhưng nên tiếp tục giảm thuế, phí và cần giải pháp thật mạnh để không rơi vào giai đoạn tăng trưởng thấp. Lãi suất khó giảm còn do chúng ta vẫn theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá, mà lãi suất là công cụ để giữ ổn định tỷ giá. Lãi suất còn liên quan đến dòng vốn vào - ra. Nếu lãi suất trong nước quá thấp, dòng vốn sẽ ra và gây áp lực lên tỷ giá. Như vậy, cơ hội giảm lãi suất trong năm 2024 rất nhỏ, nếu có giảm cũng chỉ ở mức độ không đáng kể, bởi giảm lãi suất thấp sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. (PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính)

- Vực dậy tăng trưởng TPHCM đẩy mạnh tiêu dùng, mở rộng xuất khẩu: Ngoài việc tiếp tục giải ngân đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng, TPHCM có thể tập trung vào chính sách thúc đẩy tiêu dùng nội địa và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây là những đề xuất được đưa ra tại buổi ra mắt “Báo cáo Kinh tế vĩ mô TPHCM: Kết quả 2023 và dự báo 2024”, do Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và Cục Thống kê TPHCM phối hợp thực hiện. (Yên Lam)

- Phải chuyển hóa cơ chế thành hành động: Thu ngân sách nhà nước (NSNN) hạn chế tại TPHCM và nhu cầu tăng nhanh huy động vốn cho các dự án đầu tư công, có thể tiềm ẩn “hiệu ứng chèn lấn”, làm xáo trộn nhất định trên thị trường vốn, tạo thêm nhiều áp lực cho việc duy trì lãi suất thấp thời gian tới. Đó là nhận định trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô TPHCM của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Đại học Quốc gia TPHCM. (Yên Linh)

- Chủ động đón làn sóng FDI mới chất lượng cao: Chính trị ổn định, kinh tế nhiều kỳ vọng, quan hệ ngoại giao nâng cấp, cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao từ Mỹ, châu Âu và các đối tác khác đã mở. Nếu Việt Nam chuẩn bị tốt sẽ có làn sóng mới tìm đến. Thời cơ đã mở, dòng FDI sẽ đổ mạnh vào Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt, 2024 sẽ là năm bắt đầu cho làn sóng FDI mới. (Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - VAFIE)

- Phục hồi thị trường BĐS bằng nhà giá rẻ, NoXH: Trong dài hạn giá đất có thể tiếp tục tăng lên và giao dịch sẽ trở lại, do giá bất động sản (BĐS) phụ thuộc vào các yếu tố như triển khai hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, thu nhập người dân. Tuy nhiên, trong năm 2024 thị trường BĐS vẫn còn chịu nhiều sức ép và không dễ phục hồi. Có thể nhìn thấy nhu cầu NoXH và nhà thương mại giá rẻ rất lớn. Khi 2 Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở được thông qua, sẽ thúc đẩy cho những sản phẩm này ra thị trường dễ dàng hơn, cởi bỏ những rào cản về quy trình thủ tục khi xin được phép xây dựng, gỡ bỏ những điều kiện đối tượng được mua. Điều này sẽ giúp kích thích nguồn cung. (Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam)

- Những điểm khác thường của lạm phát: 10 năm liền Việt Nam luôn kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%. Khả năng này có thể vẫn tiếp nối trong năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến lo ngại về việc lạm phát cơ bản trung bình năm 2023 ở mức cao. Với lạm phát 2024 ở mức dưới 4%, là điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, chính sách tiền tệ nới lỏng, để thúc đẩy tăng trưởng đạt mục tiêu Quốc hội giao. (Linh Chi)

- Xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành: Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) và Trường Đại học VinUni, vừa khởi động dự án Phát triển chỉ số đổi mới sáng tạo ngành Việt Nam (VIII). Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện nghiên cứu xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành, đồng thời cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện nghiên cứu về chỉ số này một cách toàn diện. (Đức Hoàng)

- Gia hạn TT02 để kéo nợ xấu: Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng (NH) nước ngoài, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, được NHNN dự kiến gia hạn. Và mới đây Chính phủ yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung/kéo dài thời gian thực hiện thông tư này. Xem ra với thông tin này, bên cảm thấy “nhẹ nhõm” nhất có lẽ là NH. (Đỗ Linh)

- DCM đã qua đáy lợi nhuận?: 2021-2022 là giai đoạn thành công của CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM), với kết quả kinh doanh vượt trội nhờ điều kiện thị trường thuận lợi. Tuy nhiên, sau thành công này, DCM đang chịu áp lực suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. (Kim Giang)

- TPHCM tháo gỡ vướng mắc hàng loạt dự án nhà ở: Ngày 31-5-2023, UBND TPHCM ban hành Quyết định 2215/QĐ- UBND về việc kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư trên địa bàn TP, với 14 thành viên do Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng. Đến nay, Tổ Công tác đã giải quyết các vướng mắc cho hàng chục dự án nhà ở, cùng nhiều kiến nghị đến các bộ ngành Trung ương. (Đỗ Trà Giang)

- Thị trường xe công nghệ miếng bánh lớn sẽ về tay ai?: Tính đến thời điểm hiện tại, thị phần ngành gọi xe công nghệ Việt Nam vẫn được chiếm lĩnh phần lớn bởi Grab với khoảng 56%. Song với sự vào cuộc đầy quyết liệt và tốc độ phủ sóng thần tốc của “tân binh” Xanh SM, không ít kỳ vọng về sự đổi ngôi cho thương hiệu Việt trên thị trường này đang được nhen nhóm. (Thanh Lâm)

- Lợi nhuận chăn nuôi heo hồi phục nửa sau 2024: Thông thường, thời điểm tháng 12 hàng năm cho tới tháng 2 năm sau, giá heo tăng do tính mùa vụ tiêu thụ, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi chiếm một nửa nhu cầu tiêu thụ thịt heo toàn cầu. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 1-2024, giá thịt heo tại nhiều thị trường vẫn duy trì xu hướng giảm, thậm chí giá thị trường thấp hơn cả giá thành sản xuất. (Phạm Tuấn)

- Sheraton Saigon Hotel & Towers ra mắt bộ quà Tết Lưu Niên Cát (Phương Hằng)

- Nâng cấp phòng làm việc thời thượng (Nhã Trúc)

- Tà Xùa thiên đường săn mây Tây Bắc: Lâu nay, nhắc đến săn mây Tà Xùa du khách thường nghĩ đến đỉnh núi Tà Xùa cao 2.869m so với mực nước biển ở Yên Bái. Tuy nhiên, có một Tà Xùa rất khác ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ở độ cao 1.500-1.800m mới là thiên đường săn mây đích thực. (Nguyễn Văn Công)

- Theo dấu nguồn tài chính của Hamas: Sau khi Hamas phát động cuộc tấn công vào Israel trong tháng 10- 2023, Mỹ và các đồng minh đã lên án Iran tài trợ cho tổ chức mà họ cho là khủng bố. Nhưng theo nhiều cách, cộng đồng quốc tế, thậm chí cả chính Israel, đã vô tình giúp Hamas làm đầy kho bạc của họ. (Vĩnh Cẩm)

- Muhammad Yunus chủ nhân Nobel Hòa bình bị kết án tù: Một tòa án ở Bangladesh ngày 1-1 đã kết án người đoạt giải Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus 6 tháng tù vì vi phạm luật lao động. Thủ tướng nước này Sheikh Hasina cáo buộc ông Yunus là “hút máu người nghèo”, trong khi phe ủng hộ Yunus cho rằng chính phủ muốn bôi nhọ ông, bởi Yunus từng cân nhắc lập đảng đối lập với Liên đoàn Awami của bà Hasina. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác