Đón đọc ĐTTC số 233 phát hành thứ hai ngày 15-1-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 233 phát hành ngày 15-1-2024 với nhiều chuyên mục:

1-81.jpg

- Tín dụng thực và giám sát chặt: Hiện tượng tăng trưởng tín dụng (TTTD) đột ngột vào cuối năm 2023 (13,71%) có thể do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dùng áp lực để các NHTM cho vay mạnh tay để gần đạt được chỉ tiêu 14%. Điều đó cho thấy không thực chất. Bởi lẽ tín dụng không thể căn cứ vào tháng 12, mà phải tính bình quân cho 4 quý để thấy mức tăng trưởng thực. Còn chỉ tiêu gần 14% của năm 2023 rất có thể nhiều khoản tín dụng không đáp ứng nhu cầu thực. Chẳng hạn, các NHTM sẽ không khó khăn trong việc thỏa thuận cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, và hoạt động này không gây ra bất cứ rủi ro nào cho NH, nhưng trên sổ sách tài sản và tổng dư nợ của NH được tăng lên. Một góc nhìn khác, không loại trừ vấn đề “xào nấu” sổ sách vào cuối năm để có mức tăng trưởng cận kề mục tiêu 14%. (TS. Nguyễn Trí Hiếu)

- Kỷ lục doanh nghiệp thành lập mới có đáng mừng?: Tình hình đăng ký doanh nghiệp (DN) trong năm 2023 được xem là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam, khi số DN thành lập mới tăng cao kỷ lục. Song kỷ lục ấy có thực đáng mừng. Đã đến lúc chúng ta phải thôi mừng rỡ vì các con số, thôi lấy số lượng để át đi chất lượng thực sự. Sản xuất, tiêu dùng mới là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng ta cần nhiều hơn những DN sản xuất có sức khỏe tốt, như vậy mới tạo ra nhiều công ăn việc làm, mang đến thu nhập cao cho người lao động, từ đó thúc đẩy tiêu dùng. Và để có được điều này năm 2024 vẫn cần duy trì nhiều chính sách hỗ trợ DN. (Đức Mạnh)

- Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn: Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã thể hiện sự chống chịu tốt trước những tác động bất thuận từ bên ngoài, hy vọng năm 2024 sẽ có sự khởi sắc sau khi củng cố lại mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế, biến những thách thức bên ngoài thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế của mình. (Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế Trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam)

- Việt Nam - Canada chia sẻ mục tiêu chống biến đổi khí hậu: Canada đánh giá cao vai trò và vị trí Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời mong muốn Việt Nam sớm tham gia sáng kiến “Định giá carbon toàn cầu”, xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác song phương thời gian tới. (Ahmed Hussen, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Canada)

- Đòn bẩy tín dụng và nợ xấu: Những tháng cuối năm 2023, mức tăng trưởng tín dụng có sự bật tăng trở lại từ các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể, chỉ trong tháng 12-2023, tín dụng tăng trưởng 4,35% so với tháng trước, đưa mức tăng cả năm 2023 lên 13,71%. Nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP) lại không tỷ lệ thuận với tăng trưởng tín dụng, đang tạo những lo ngại về khả năng hấp thụ vốn thực sự của nền kinh tế và nguy cơ nợ xấu phình to. (Sơn Thủy)

- Nợ xấu quá rõ, cần phải minh bạch: Trước thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang ngày càng phình to, để có chính sách phù hợp nhằm tránh rủi ro trong xử lý nợ xấu, cần những con số thực về nợ xấu chứ không thể che giấu nó. Chỉ khi nợ xấu có con số thực mới phản ánh được đúng thực tế bức tranh của ngành NH. Đến lúc ấy mới bàn đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, như hoãn giãn nợ… (LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI)

- Bơm vốn và kiểm soát dòng vốn?: Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 do Quốc hội đề ra từ 6-6,5%, thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao từ đầu năm 15% cũng là điều có thể dễ hiểu. Tuy nhiên, vấn đề là tăng trưởng tín dụng đó có thực chất hay không, nền kinh tế hấp thụ vốn tín dụng không. Nếu mục tiêu GDP không đạt thì vốn bơm ra thành rủi ro nợ xấu ai chịu trách nhiệm? (TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)

- Những khoản nợ “khủng” trầy trật thu hồi: Thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn bị ngân hàng (NH) thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB), bán đấu giá để thu hồi các khoản vay đã trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, nền kinh tế khó khăn, kênh bất động sản (BĐS) trầm lắng, sức mua giảm và giá trị tài sản giảm… đang ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ, và không ít phiên đấu giá bán tài sản bị ế. Nợ xấu của đại gia không hề dễ bán, nhiều khoản nợ đã được rao bán, đấu giá nhiều lần nhưng không thành công, đang khiến NH đau đầu. (Bảo Trân)

- Nền kinh tế mới cải thiện, chưa phục hồi: Tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì, nhưng đang giảm dần và ở mức không đủ để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Trong khi đó, đầu tư tư nhân đang rất yếu… Để vượt qua thách thức, khó khăn, đạt được kết quả như kỳ vọng, phải nhìn thẳng vào hiện thực khách quan, đánh giá đúng thực tế, xác định trúng vấn đề để có những quyết sách đúng đắn. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

- Đẩy mạnh thu hút và tăng đầu tư tư nhân: Tốc độ tăng đầu tư tư nhân đang quá thấp, không hỗ trợ cho quá trình nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, không tạo năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Chỉ khi đầu tư tư nhân bứt phá, nền kinh tế mới phục hồi nhanh. (Đan Linh)

- Big 4 “hụt hơi” trong cuộc đua vốn điều lệ: Các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) còn gọi là Big 4, hiện vẫn là những điểm sáng với lợi nhuận tỷ USD. Vậy nhưng, việc tăng vốn điều lệ (VĐL) của Big 4 so với nhóm NH tư nhân lại diễn ra quá chậm, thậm chí trong mấy năm gần đây vài NHTMCP đã vượt mặt Big 4 trên bảng xếp hạng VĐL. (Bảo Trân)

- VIB “lặng sóng” vì “hụt hơi”?: Khi phần lớn cổ đông nhà băng đang tận hưởng niềm vui nhờ sóng ngân hàng (NH), thì cổ đông của NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) lại khá lo âu về tỷ lệ nợ xấu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cổ phiếu (CP) VIB gần như “giậm chân tại chỗ”. (Kim Giang)

- Chứng khoán vào “sóng đón Tết”: Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần qua hào hứng đón chào con sóng tăng dữ dội của các cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH). Chỉ trong 2 tuần đầu tiên của năm 2024, VN Index cũng đã tăng trưởng gần 3%, hứa hẹn một con sóng Tháng Giêng khá rực rỡ trước khi nhà đầu tư (NĐT) bước vào kỳ nghỉ dài của Tết Nguyên đán. (Nguyên Hà)

- Tiếp tục đấu giá “đất vàng” Thủ Thiêm: Sau nhiều lần đấu giá bất thành, mới đây thông tin các lô đất vàng ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ được tiếp tục đưa ra đấu giá trong năm 2024, sau khi được UBND TPHCM phê duyệt kế hoạch đấu giá, đã tạo sự chú ý của nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư và người dân. (Bình Minh)

- Luật hóa bán thuốc online, cả nước đều là dược sĩ?: Lần đầu tiên giao dịch bán thuốc trực tuyến được đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Việc này đang mang đến nhiều kỳ vọng về việc quản lý thị trường thuốc online hiện nay. (Thanh Lâm)

- Giá than dự kiến ổn định trong năm 2024: Với nguồn cung than trong nước gần 50 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ tương ứng với quy mô nền kinh tế dự kiến khoảng 74,3 triệu tấn than, cho thấy nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam năm 2024 khoảng 24 triệu tấn, chiếm gần 33% nhu cầu tiêu thụ. Nếu diễn biến giá than ổn định, sẽ có lợi cho việc giảm chi phí đầu vào của sản xuất điện nói riêng và nền kinh tế nói chung. (Phạm Tuấn)

- Đậm chất nghệ thuật cùng LG (Nhã Trúc)

- Chinh phục cung đường “tử thần” Shimonoroka: Được mệnh danh là cung đường tử thần, Shimonoroka, tỉnh Toyama ở Nhật Bản, chỉ dành cho những người leo núi chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm. Nhưng nếu chinh phục được cung đường này, du khách sẽ được thấy một Shimonoroka như một đóa hồng đẹp mê mẩn, càng gai góc càng sắc nhọn. (Văn Công - Ảnh: Hương Thơm)

- Hacker Triều Tiên, thế lực ngầm đáng sợ: Theo các tổ chức an ninh mạng, có rất nhiều nhóm tin tặc (hacker) liên quan đến Triều Tiên. Chúng bao gồm APT 38, Temp.Hermit, Hidden Cobra, Reaper (APT 37), Nhóm 123, Niken Academy và Lazarus... Đặc biệt, Lazarus nổi tiếng với việc hack các tổ chức tài chính trên khắp thế giới. (Vĩnh Cẩm)

- Gabriel Attal - Thủ tướng trẻ nhất nước Pháp: Ngôi sao chính trị mới của nước Pháp, Gabriel Attal, đã trở thành Thủ tướng trẻ nhất đất nước khi mới 34 tuổi, và là người đứng đầu chính phủ đồng tính công khai đầu tiên, khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm hôm 9-1, tức chỉ 1 ngày sau khi người tiền nhiệm, bà Élisabeth Borne, từ chức sau 20 tháng cầm quyền đầy biến động. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác