Đón đọc ĐTTC số 236 phát hành thứ hai ngày 5-2-2024

(ĐTTCO) - Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 236 phát hành ngày 5-2 với nhiều chuyên mục:

1-1064.jpg

- Chính sách hỗ trợ chưa phát huy tác dụng: Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 mức 6 - 6,5%, đây là mục tiêu mà các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đầy thách thức, nhưng vẫn có thể đạt được nếu cả hệ thống vào cuộc một cách toàn diện, kịp thời và đồng bộ từ các chính sách, đặc biệt là sự đồng hành với doanh nghiệp bằng sự hỗ trợ để chắt chiu từng cơ hội. Vậy nhưng, tình trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024, đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp trong nước nói riêng và triển vọng phục hồi nền kinh tế nói chung.

- “Hòn ngọc Viễn đông” của Sài Gòn xưa: Sài Gòn xưa - TPHCM hôm nay, từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Vì sao và từ đâu có tên gọi này? Sài Gòn xưa là vùng đất hoang vu mà người Pháp muốn đầu tư để biến Sài Gòn thành “Hòn ngọc Viễn Đông”. Từ những năm 1895, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bài bản nhất so với các thành phố khác trong khu vực, ban đầu được gọi là “Thị trấn giữa rừng” nhằm phát triển kinh tế. Và danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” xuất hiện để chỉ cho Sài Gòn. Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh.

- Nghĩ về chuyện ứng xử ngày Tết: Ăn tết, đón xuân xưa nay vốn là điều vui, chuyện vui những ngày đầu năm mới. Lẽ thường là vậy trong niềm mong ngóng của bao người về thời khắc đoàn tụ bên gia đình, người thân. Vậy mà, từ cái lý do rất được chờ đợi đó cũng song hành với bao nỗi âu lo... (Ngân Giang)

- Nhiều người trẻ ngày nay ngại chúc Tết: Theo phong tục truyền thống ở nước ta, vào dịp đầu Xuân năm mới ngoài chuyện ăn uống, gia đình nào, bất kể ở thành thị, nông thôn, hay miền núi, cũng luôn chú trọng tới việc đi chúc Tết, bởi đây là tập tục, nghi thức không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Việc đi chúc Tết đối với các thành viên trong mỗi gia đình thường phải được thực hiện trước, nghĩa là sau khi đi chúc Tết khắp lượt ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, những người thân thích trong gia đình, dòng họ, xóm giềng, bè bạn... xong xuôi mới đi chơi Tết, đi du Xuân trẩy hội. Với những ai Tết nhất không đến nhà ông bà, cha mẹ, họ hàng... để thăm hỏi, hoặc gửi những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới họ, thường sẽ nhận được lời trách móc, giận hờn là sống không có trước có sau, sống chỉ biết mình, không có tình cảm... (Nguyễn Thị Loan)

- Phiên chợ quê ngày 30 Tết: Ký ức tuổi thơ tôi luôn đầy ắp những kỷ niệm, những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc và bình dị của dòng sông, con đê, khói bếp lam chiều, cánh đồng lúa, lũy tre làng, cánh cò thơ mộng… Thế nhưng, ký ức đẹp đẽ khó có thể mờ phai là những buổi được theo bà theo mẹ đi chợ, nhất là trong các phiên chợ Tết ngày cuối năm đông vui tấp nập… (Trịnh Viết Hiệp)

- Kinh tế TP Hồ Chí Minh trên đà hồi phục ổn định: Kết thúc 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh của TPHCM đang dần tiệm cận GRDP tiềm năng. Thành quả này cho thấy nền kinh tế TPHCM đang hồi phục ổn định sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức, vì vậy TP thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tổng cầu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để kích hoạt kinh tế tăng trưởng. (Thiên Minh)

- Đầu tư công động lực chính tăng trưởng 2024: Kết thúc tháng 1-2024, kinh tế TPHCM có những điểm sáng và chuyển biến tích cực hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo TP, ngay từ đầu năm nếu không có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, kinh tế TP sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn. Trong đó, sẽ tập trung hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng, giải quyết các vướng mắc, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm 2024. (Đỗ Trà Giang)

- Lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2024: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 khoảng 6% là khá thách thức, do vậy cần nhiều nỗ lực của các chủ thể kinh tế và sự điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong đó, các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, đầu tư công của Nhà nước trong năm 2024 vẫn tiếp tục được duy trì. Các quy hoạch quốc gia, quy hoạch kinh tế - xã hội các địa phương cơ bản đã xong, năm nay sẽ phát huy tác dụng tạo không gian mới cho tăng trưởng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có xu hướng chuyển dịch mạnh về các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. (TS. Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng Ban phân tích và dự báo kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)

- Tính toán sức chống chịu cho xung đột Biển Đỏ: Căng thẳng trên Biển Đỏ đang đe dọa kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trong bối cảnh thế giới càng khó đoán định hơn, bài toán của 2024 là hạn chế sự sụt giảm của thương mại và xuất khẩu, tăng năng lực chống chịu với các cú sốc, tạo năng lực cho tương lai. Phải tạo ra được những nền tảng để những động lực mới, nguồn lực có chất lượng và nguồn lực mới tạo ra sự phát triển, tạo tăng trưởng đột phá hơn. (TS. Võ Trí Thành)

- Hướng đi mới cho chung cư cũ: Những ngày cuối năm, hàng trăm ngàn cư dân sống trong các chung cư cũ nát ở Hà Nội nhận được tin vui từ lãnh đạo TP, mở ra hướng đi mới cho an cư, lạc nghiệp. Cụ thể, chiều 19-1 tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội, thông tin về tình hình cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết TP đã ban hành đề án mới về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, với 6 kế hoạch triển khai để hiện thực hóa đề án này, và sẽ thực hiện với tinh thần quyết liệt. Nếu đề án thành công sẽ là bài học tốt cho TPHCM và nhiều tỉnh, thành khác. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Cấp tập trích lập dự phòng rủi ro: Hàng loạt ngân hàng (NH) đã công bố báo cáo tài chính quý IV-2023. Trong đó có những NH kết thúc năm 2023 đầy phấn khởi, nhưng cũng có nhiều NH bị bào mòn lợi nhuận vì phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) để xử lý nợ xấu, trong bối cảnh chất lượng tài sản đi xuống. (Cát Tường)

- Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn: Theo giới phân tích, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và bất động sản (BĐS) trầm lắng, thì kênh chứng khoán (CK) vẫn là lựa chọn hàng đầu hiện nay. (Kim Giang)

- Nhọc nhằn đi qua “vùng trũng”: Thêm một năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và bất động sản (BĐS) nói riêng vừa đi qua. Và trong bối cảnh các bộ luật liên quan đến đầu tư nhà, đất, như Luật Đất đai 2023, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023 (sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), năm 2024 được kỳ vọng thị trường BĐS sẽ bước qua “vùng trũng” khó khăn để phát triển. (Đỗ Trà Giang)

- Xuất khẩu vào Trung Quốc: Cửa lớn thêm rộng: Năm 2023, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành khách hàng lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam. Bước qua năm 2024, thị trường này tiếp tục được đặt nhiều kỳ vọng, nhất là sau chuyến làm việc của đoàn công tác thuộc Bộ NN-PTNT tại Trung Quốc. (Thanh Lâm)

- Đưa hàng vào Trung Quốc, phải nghiên cứu thị trường: Thị trường Trung Quốc rất lớn, rất nhiều cơ hội cho rau quả Việt Nam. Nhưng muốn đứng vững ở thị trường này cần nâng cao chất lượng, mẫu mã, đặc biệt đừng quên nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường Trung Quốc không chỉ để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh, còn nắm được mùa vụ của hàng nội địa Trung Quốc, để khi xuất khẩu không bị cảnh “dội hàng”. (Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam)

- Xuất khẩu sang Mỹ sẽ khởi sắc hơn: Năm 2023, xuất khẩu sang Mỹ suy giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bước qua năm 2024, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đều kỳ vọng những tín hiệu khả quan hơn từ thị trường lớn này. (Đức Mạnh)

- Kỳ vọng xuất khẩu tôm Việt Nam: Năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sụt giảm mạnh cả về số lượng lẫn doanh thu, trong đó có nhiều thị trường truyền thống. Năm 2024, xuất khẩu tôm được dự báo vẫn còn nhiều thách thức, tuy nhiên những ngày đầu năm cũng đã có những tín hiệu lạc quan từ thị trường. (Ninh Khang)

- Thị trường cà phê bước vào mùa tăng giá: Năm 2023, doanh nghiệp kinh doanh cà phê toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá hạt cà phê xanh đắt đỏ, làm tăng giá vốn đầu vào và chi phí. Nhiều nhận định cho rằng giá cà phê sẽ ổn định ở mức thấp, sau khi giảm từ tháng 6-2023. Tuy nhiên, xu hướng giá cao có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2024. (Phạm Tuấn)

- Căn bếp ấm sắc xuân (Nhã Trúc)

- Bệnh lý và hệ lụy nghiện mạng xã hội: Nghiện mạng xã hội (MXH) là hiện tượng có thật trong giới trẻ, đã được báo động nhiều năm nay. Hệ lụy có thật trong đời sống, và đã có nhiều ý kiến lo ngại, bởi đâu chỉ giới trẻ mà giới tu hành cũng nghiện MXH. Vì nỗi thèm khát thể hiện trên MXH mà hình ảnh nhiều nhà sư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Gia Quan)

- Nghiêm khắc hành vi trục lợi tâm linh: Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Xuân Giáp Thìn, cũng là thời gian diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo chào mừng xuân mới theo các phong tục truyền thống. Đây cũng là thời điểm được nhận định là dễ xuất hiện các biến tướng, lợi dụng lòng tin để trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo. (Mai An)

- Đào rừng nhuộm hồng Mù Cang Chải: Đến Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) vào những ngày gần Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy một huyện vùng cao được nhuộm hồng bởi hoa tớ dày (hoa đào rừng), loài hoa đặc trưng nơi đây. Hoa tớ dày là loài hoa rừng thuộc họ đào được người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải gọi là “pằng tớ dày” nghĩa là hoa đào rừng. Thời điểm hoa tớ dày nở rộ nhất từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 hoặc sang đầu tháng 2 dương lịch hàng năm. (Văn Công; Ảnh: Thanh Miền)

- Cơn bão chiến tranh đang tích tụ ở Trung Đông: Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Iraq đã thổi bùng làn sóng căm phẫn của cộng đồng người Kurd ở Iraq. Những cuộc biểu tình và kêu gọi trừng phạt đã nổ ra. Khu vực Trung Đông đang nóng hơn bao giờ hết. Từ Gaza đến biên giới Lebanon-Israel, Erbil ở phía Bắc Iraq, các khu vực đồi núi ở phía Tây Yemen, đến những vùng nước căng thẳng của Biển Đỏ… các nhà quan sát lo ngại Israel, Iran, Lebanon và Yemen, có thể lao mình vào cuộc chiến tranh khu vực. (Vĩnh Cẩm)

- Hứa Gia Ấn: Từ giàu có đến bờ vực sụp đổ: Một tòa án ở Hồng Kông hôm 29-1 đã ra lệnh giải thể Evergrande sau hơn 2 năm kể từ khi vỡ nợ, đánh dấu cột mốc nghiệt ngã đối với Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan), người từng giàu nhất châu Á. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác