Đón đọc ĐTTC số 242 phát hành thứ hai ngày 6-5

(ĐTTCO) - Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 242 phát hành ngày 6-5 với nhiều chuyên mục:

1.jpg

- Tỷ giá “nóng” vì vàng “bồi thêm”: Theo nhận định của các chuyên gia, áp lực tỷ giá đang “nóng” hiện nay đang được cộng hưởng bởi cả yếu tố từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm điều chỉnh giảm lãi suất, và cả yếu tố nội tại từ chính trong nước. Thực tế thời gian qua, sức nóng của vàng khiến nhiều người “đứng ngồi không yên”, và không ít nhà đầu tư đã kiếm được lợi nhuận nếu mua vào ở thời điểm trước.

- Củ Chi có trở thành Silicon Valley Việt Nam?: Trong một lần gặp mặt, một người quen, nguyên là lãnh đạo huyện Củ Chi (TPHCM) có hỏi tôi thông tin về trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam sẽ được đặt tại Củ Chi có thật không và hình hài nó ra sao? Rồi bao giờ Củ Chi cất cánh? Câu hỏi đó không phải chỉ của cá nhân mà dường như là thay cho hàng trăm ngàn người dân Củ Chi và nó được lặp đi lặp lại nhiều lần với niềm hy vọng và rồi lại thất vọng. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Tiền mất giá nhưng khó tăng mạnh lãi suất: Ngày 24-4, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia bất ngờ nâng lãi suất ngắn hạn lên 6,25%/năm nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm. Đây cũng là lần nâng lãi suất đầu tiên của Indonesia kể từ tháng 10- 2023. Thực ra với những người theo dõi diễn biến tỷ giá của các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, diễn biến này là sớm muộn mà thôi, vì NHTW Indonesia “không nhiều lựa chọn”. (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát năm 2024: Từ đầu năm đến nay, VNĐ đã mất giá khoảng 4,4%. Khác với năm 2022 và 2023, năm nay sóng tỷ giá nóng lên ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhanh chóng có biện pháp can thiệp. Nhưng tính từ ngày 11-3, ngày NHNN bắt đầu phát hành tín phiếu để hút thanh khoản nhằm ổn định đồng VNĐ, tỷ giá vẫn tăng tiếp 2,7%. (Nguyễn Đức Hùng Linh, chuyên gia Kinh tế - Tài chính, người sáng lập Think Future Consultancy)

- USD tăng giá, doanh nghiệp xuất khẩu cũng âu lo: Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trên lý thuyết sẽ hưởng lợi nhiều nhờ USD tăng giá, nhưng thực tế cũng gặp không ít ngổn ngang. Trong khi đó, nhóm thuần nhập khẩu hoặc mua nguyên liệu về sản xuất đang cực kỳ lo âu khi USD tăng giá. (Thanh Lâm)

- Gỡ “nút thắt” PPP để kéo vốn tư nhân: Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ở Việt Nam vẫn còn nhiều nút thắt, dẫn đến số lượng dự án thành công thấp, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, những nhà đầu tư(NĐT) thực sự có tiềm năng chưa muốn tham gia. (Thanh Dung)

- Nghị Quyết 98 chưa đủ để TPHCM hút vốn PPP: Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (NQ98), đã mở ra cơ chế cho TPHCM kết hợp đầu tư công nhằm phát huy nguồn vốn xã hội qua hình thức đối tác công tư (PPP). Hiện nay, TPHCM cũng rất nỗ lực thực hiện hóa các quy định tại NQ98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn, khi đưa ra 54 dự án đầu tư PPP, trong đó có các dự án về thể thao, y tế, giáo dục, cầu đường… Các NĐT đang tiếp cận, nhưng thực tế tình trạng kinh tế chung khó khăn nên DN cũng khó khăn về tài chính dù ngân hàng thừa tiền. Tuy nhiên, thực tế TPHCM cũng chỉ tận dụng được một số điểm trên NQ98, bởi vấn đề còn lại là quy trình thủ tục như điều chỉnh quy hoạch, đền bù giải tỏa… vẫn chưa thể rút ngắn được, nên chưa kích thích được đầu tư PPP. (TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện NQ98)

- Hạ tầng giao thông kìm hãm kinh tế TPHCM: Hầu hết hạ tầng giao thông của TPHCM, đặc biệt là các cửa ngõ trong nhiều năm qua, tình trạng giao thông trở nên quá tải vào giờ cao điểm. Điều này đã cản trở phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. (Bình Minh)

- Lĩnh vực y tế tư nhân dồn dập đón vốn ngoại: Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, cộng với nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn sau đại dịch là những lý do khiến dòng vốn ngoại đổ mạnh vào y tế tư nhân trong thời gian gần đây. (Đức Mạnh)

- Lãi suất huy động “rục rịch” tăng trở lại: Sau một năm kéo dài xu hướng giảm, lãi suất đã tăng trở lại trong tháng 3 và có xu hướng tăng trên diện rộng trong tháng 4. Xu hướng này dự báo sẽ chưa dừng lại trong bối cảnh tín dụng đang phục hồi trở lại. (Thiên Minh)

- Digiworld có đủ sức tham vọng doanh nghiệp tỷ USD?: Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Thế giới số (Digiworld, HoSE: DGW) đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp (DN) tỷ USD, xoay quanh 3 trụ cột chính: cơ sở, con người và cơ hội. Liệu mục tiêu này có trở thành hiện thực khi đang có quá nhiều dự báo khó khăn đang ở phía trước. (Kim Giang)

- Thị trường bất động sản với tâm lý “thăm dò”…: Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp (DN) BĐS là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực. (Đỗ Trà Giang)

- Chuỗi liên kết Hùng Nhơn - De Heus: Giải bài toán kinh tế xanh: Các tập đoàn trên thế giới đang hướng tới mô hình “tổ chức màu xanh ngọc”, tức vừa kinh doanh xuất sắc, vừa hướng tới sự phát triển xanh. Trong xu hướng chung này, doanh nghiệp (DN) trong nước không thể đứng ngoài “cuộc chơi”, nhưng để hướng tới mô hình trên, DN buộc phải “bắt tay” với các đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm nhằm tận dụng thế mạnh của nhau. Để có cái nhìn rõ hơn về hướng đi này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn và ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc toàn cầu Tập đoàn De Heus (Hà Lan).

- Giá lúa mì tăng có tác động đến an ninh lương thực toàn cầu?: Tại thời điểm cuối tháng 4, giá hợp đồng tương lai lúa mì trên sàn CBOT và Euronext đã tăng giá khoảng 21-22% so với thời điểm đầu tháng 3. Đó là mức tăng đáng kể trong vòng chỉ 2 tháng. (Phạm Tuấn)

- Thu nhỏ mùa hè tại nhà (Nhã Trúc)

- Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau: Nhà thơ Hoài Vũ năm nay bước vào tuổi 90. Ông là một nhân vật văn chương gắn bó với cách mạng miền Nam. Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ Trương Quang Lục, Thuận Yến, Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, như “Vàm Cỏ Đông”, “Đi trong hương tràm”, “Anh ở đầu sông, em cuối sông”, “Người ấy bây giờ đang ở đâu”, “Chia tay hoàng hôn”… (Lê Thiếu Nhơn)

- Iran huyền bí được pha trộn giữa cổ điển và hiện đại: Iran là quốc gia nằm gọn gàng ở phía Tây Nam của châu Á. Nhiều người biết đến Iran là xứ xở Ba Tư của câu chuyện “nghìn lẻ một đêm” kỳ bí, từ những câu chuyện mơ mộng của Aladdin cùng cây đèn thần bất diệt, đến những chuyến phiêu lưu kiêu hãnh của Sinbad và câu chuyện chàng Alibaba thông minh đối đầu với 40 tên cướp. Quốc gia phương Đông nổi tiếng với nền văn minh cổ đại này, vẫn giữ nguyên sức hút bí ẩn của mình cho đến ngày nay. Văn hóa truyền thống và phong tục đa dạng của các dân tộc và tôn giáo tại đây vẫn được bảo tồn và thịnh hành. (Fahoka Xê Dịch)

- Ký ức về hiệp định Gèneve 1954: Vẫn còn là một cậu thiếu niên vào năm 1954 nên tôi chỉ nắm được khái quát những gì đang được đàm phán tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Gèneve. Lúc đó, tôi cũng chưa hình dung được 20 năm sau, Việt Nam sẽ làm nên một “trang mới” trong cuộc đời tôi. (Francis Cousin, cựu Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam)

- 5 máy bay không người lái “chết chóc” nhất hiện nay: Hệ thống máy bay không người lái (UAS), đã được chứng minh là có thể thay đổi cuộc chiến trên không trong những năm gần đây, như tiêu diệt xe tăng và tàu chiến của đối phương trong cuộc giao tranh đang diễn ra ở Ukraine, Trung Đông. Dưới đây là 5 máy bay không người lái có thể gây sát thương lớn nhất hiện nay, theo xếp hạng của tờ National Interest. (Vĩnh Cẩm)

- Abraham Karem: Cha đẻ máy bay không người lái: Ngày nay, những chiếc máy bay không người lái (UAV) mang vũ khí trở thành các nhân tố thay đổi chiến tranh, từ Ukraine sang Trung Đông và ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, cha đẻ của UAV ban đầu chỉ cố gắng để tạo ra một con robot có thể bay được. (Ánh Vân)

- Vì sao dân Singapore thích du lịch dài ngày?: Các doanh nghiệp lữ hành Singapore khi được nữ biên tập viên Chin Soo Fang của nhật báo The Straits Times (TST), phỏng vấn về xu hướng du lịch ra nước ngoài (outbound travel), đều có chung câu trả lời “người dân đảo Sư tử có xu hướng tăng chi tiêu cho những chuyến du lịch dài ngày”. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác