Đông Nam Á trong thương chiến Mỹ - Trung

(ĐTTCO)-Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chậm lại và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, dự kiến GDP khu vực Đông Nam Á (ĐNA) giảm từ 5,3% trong 2018 xuống còn 4,8% trong năm nay, trước khi giảm nhẹ xuống 4,7% vào 2020.
Singapore sẽ trải qua sự suy giảm mạnh nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% năm 2018 xuống 1,9% năm 2019.
Singapore sẽ trải qua sự suy giảm mạnh nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% năm 2018 xuống 1,9% năm 2019.
Xuất khẩu và tăng trưởng xấu đi
Những diễn biến theo xu hướng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho thấy khó để đạt được thỏa thuận giữa 2 bên. Vẫn có khả năng một thỏa thuận thương mại cuối cùng sẽ xuất hiện. Nhưng với tình hình căng thẳng như hiện nay, thuế quan hiện tại sẽ không sớm được dỡ bỏ. Sự căng thẳng của cuộc chiến thương mại diễn ra đúng thời điểm tăng trưởng xuất khẩu khu vực ĐNA đang trong tình trạng ảm đạm.
Điều này còn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu, sự chậm lại trong chu kỳ công nghệ thông tin toàn cầu và sự gia tăng bảo hộ thương mại trong năm qua. 
Thực tế, tổng khối lượng xuất khẩu trung bình thấp hơn 1% so với quý I năm ngoái, với sự bất ổn của nhu cầu bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến ý định sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp trong quý.
Nhìn chung, tăng trưởng GDP của toàn khu vực ĐNA chậm lại ở mức 4,6% trong quý I, giảm so với mức tăng trưởng 5,3% được ghi nhận trong nửa đầu năm 2018. Sự suy giảm trong đà xuất khẩu trên toàn khu vực tiếp tục trong quý II. Chỉ Việt Nam không bị cuốn vào xu hướng đó, dù mức tăng trưởng có giảm so với năm ngoái. Trong thời gian tới, dự kiến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ chịu áp lực lớn hơn do nhu cầu nhập khẩu suy yếu của Trung Quốc. 
Trong các nước thuộc khu vực ĐNA, Singapore là nền kinh tế mở nhỏ phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, nên sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất và có thể rơi vào suy thoái trong năm 2020. Các nền kinh tế ĐNA còn lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo USD cao hơn 10,4% so với năm trước, bất chấp sự sụt giảm hai chữ số trong xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên, điều này vẫn đánh dấu sự sụt giảm so với mức tăng trưởng 13,3% được ghi nhận trong năm 2018. 
Hơn nữa, theo dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục đà suy giảm do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu và tăng cường bảo hộ thương mại. Sự tái leo thang trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm áp lực giảm đối với nhu cầu bên ngoài. Dù điều này có thể tạm thời có lợi cho Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Tổng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam theo giá trị gia tăng chiếm 10,3% GDP trong năm 2017, trong đó khoảng 85% được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nội địa của Trung Quốc.

Thay đổi chính sách của ngân hàng
 Xem xét tất cả các yếu tố, chúng tôi dự kiến Singapore sẽ trải qua sự suy giảm mạnh nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% năm 2018 xuống 1,9% năm 2019. Trong khi đó, dù tăng trưởng của Việt Nam được dự kiến giảm xuống 6,7%, mức này cũng đủ làm cho Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực ĐNA. 
Thực tế, sự đảo ngược mạnh mẽ chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và lạm phát được kìm nén trong khu vực đã mở cửa cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong khu vực ĐNA. Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) Philippines và Malaysia đã giảm lãi suất chính sách 25bp trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.
Tuy nhiên, trong khi lạm phát ở Philippines quay lại phạm vi mục tiêu 2-4%, chúng tôi tin rằng phạm vi để đảo ngược mức lãi suất 175bp của năm ngoái vẫn hạn chế, vì nó dễ bị suy yếu trước những nỗ lực giảm rủi ro thị trường mới nổi và sức mạnh của đồng USD. Giá dầu tăng gần đây cũng gây ra rủi ro tăng lạm phát. Do vậy, chúng tôi chỉ kỳ vọng FED sẽ thêm một lần cắt giảm lãi suất trong quý III. 
Trong trường hợp của Malaysia, chúng ta thấy chính sách nới lỏng gần đây là động thái ưu tiên. Sau sự chững lại trong tháng 4, kỳ vọng Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) sẽ nới lỏng chính sách tại cuộc họp bán niên tiếp theo vào tháng 10, chuyển sang xu hướng tăng khiêm tốn hơn đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng của Singapore (SG$NEER), một chỉ số trung bình của đồng đô la Singapore so với nhóm các đồng tiền khác.
Trong khi đó, dù cả NHTƯ Indonesia và Thái Lan đều có phạm vi để giảm lãi suất, nhưng dự kiến cả 2 vẫn đứng ngoài lề. Đặc biệt, NHTƯ Indonesia vẫn tập trung vào sự ổn định bên ngoài và hỗ trợ tiền tệ. Chính sách tiền tệ mở rộng để chống suy giảm tăng trưởng. 
Bên cạnh chính sách tiền tệ, các chính sách tài khóa cũng được kỳ vọng hỗ trợ nhiều hơn cho nhu cầu nội địa trong khu vực năm 2019-2020, với đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ bù đắp một phần cho việc các doanh nghiệp đầu tư thận trọng hơn. Chúng tôi kỳ vọng chi tiêu của chính phủ sẽ tăng trở lại ở Philippines sau sự trì hoãn phê duyệt năm nay.
Ở Indonesia, với việc Tổng thống Joko Widodo tái đắc cử, hy vọng những dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn sẽ khởi động lại, giúp phục hồi đầu tư. Một ngoại lệ đáng chú ý là Malaysia, khi việc rà soát liên tục các dự án cơ sở hạ tầng và chỉ tiêu hợp nhất tài chính sẽ hạn chế mọi hỗ trợ trong năm nay. 
-----------
(*) Oxford Economics là hãng tư vấn hàng đầu thế giới, chuyên phân tích về 200 quốc gia, 100 ngành nghề và 3.000 thành phố. Các công cụ phân tích sử dụng có khả năng vượt trội về dự báo các xu hướng kinh tế cũng như ảnh hưởng về kinh tế, xã hội, doanh nghiệp. Có trụ sở tại Oxford, Anh, cùng các trung tâm khu vực tại London, New York, Singapore và văn phòng trên khắp thế giới, Oxford Economics có lực lượng lớn nhất thế giới các chuyên gia kinh tế vĩ mô và định hướng tư duy.

Các tin khác