Thực hiện song song 2 hệ thống QH
Theo dự thảo, các địa phương sẽ thực hiện song song 2 hệ thống QH: QH tỉnh - nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước, và QHXD tỉnh - hệ thống quy hoạch mang tính kỹ thuật và chuyên ngành. Điều này sẽ giúp cụ thể hóa các định hướng về không gian và vật thể trên địa bàn.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, có 2 loại hình QH là QH vật thể và QH phi vật thể - QH không gian. QHXD chính là QH vật thể, tức đưa ra hình thể công trình vật thể ở ngoài không gian như thế nào, bố trí, cao, rộng ra làm sao. QH vật thể là định hướng cho phát triển vùng đô thị, để chính quyền hình dung sẽ phát triển công nghiệp ở đâu, bao nhiêu diện tích, công viên phát triển ở đâu, nhà ở cho công nhân chỗ nào, đường sá đi lại ra sao…
“Rõ ràng quy hoạch vật thể hay QHXD là không thể thiếu. Nó là công cụ để quản lý nhằm thiết lập lại trật tự theo QH. Vì thế, nó phải đi trước để hướng dẫn xã hội, người dân xây dựng theo QH” - ông Nguyễn Hồng Quân chia sẻ.
Quang cảnh thành phố mới Bình Dương (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).
Phó Chủ tịch Hội QH phát triển đô thị Hà Nội, TS. Đào Ngọc Nghiêm, cho biết để chuẩn bị cho Luật QH được thông qua (có hiệu lực từ ngày 1-1-2019), Quốc hội đang phải xây dựng luật điều chỉnh các luật liên quan. Đây là vấn đề rất phức tạp, bởi trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến QH có đề cập sửa đổi một số điều của các luật thuộc lĩnh vực xây dựng, như Luật Xây dựng, Luật QH Đô thị, Luật Nhà ở và một số luật khác…
Tuy nhiên, vấn đề QH tỉnh và QHXD tỉnh đã được bàn từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) Quốc hội khóa 14, và đến kỳ họp thứ 6 đang diễn ra cũng có những ý kiến chưa thống nhất. Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến QH lần này, có đề cập sửa đổi Luật Xây dựng theo hướng xác định rõ các loại QHXD để bảo đảm thống nhất với Luật QH. Theo đó, QHXD bao gồm QH đô thị, QH nông thôn, QHXD các khu chức năng và QHXD tỉnh, QHXD vùng huyện, QHXD vùng liên huyện.
QHXD tỉnh cụ thể hóa QH tỉnh
Là người trực tiếp làm công tác QH và quản lý công tác QH, TS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng QHXD tỉnh đã tích hợp trong QH tỉnh chưa đầy đủ, chính xác. Bởi lẽ, QH tỉnh được xác định theo Luật QH và được đề cập trong Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến QH, là những QH định hướng, QH chung.
QHXD tỉnh cụ thể hóa QH tỉnh
Là người trực tiếp làm công tác QH và quản lý công tác QH, TS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng QHXD tỉnh đã tích hợp trong QH tỉnh chưa đầy đủ, chính xác. Bởi lẽ, QH tỉnh được xác định theo Luật QH và được đề cập trong Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến QH, là những QH định hướng, QH chung.
Còn QHXD tỉnh là QH cụ thể hóa của QH tỉnh. Đồng tình, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội QH và phát triển đô thị, phân tích QH tỉnh là để làm kinh tế - xã hội, GDP, làm các QH chuyên ngành (về đất đai, nhân lực, khai thác tài nguyên…) cho phù hợp. Vì thế, về hành lang kỹ thuật phải dựa trên QHXD.
“Không nên nói chúng ta làm nhiều loại QH và nhiều loại QH chồng chéo, không hiệu quả. Bởi lẽ thời gian qua chúng ta làm QH chưa tốt do nội dung QH không tốt, người quản lý việc đó không tốt, dự báo kém dẫn đến chất lượng QH kém” - ông Chính nói.
QHXD tỉnh là căn cứ để quản lý đô thị trong cấp tỉnh. Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến QH có đề xuất QHXD tỉnh không trái với Luật QH và không trái các luật khác. Nó cụ thể hóa cách tiếp cận khoa học và đồng bộ. Vì thế phải có QHXD tỉnh trong Luật QH lần này. TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội QH phát triển đô thị Hà Nội |
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực QH, QHXD tỉnh và QH tỉnh là 2 tầng bậc của kế hoạch chiến lược cho lãnh thổ 1 tỉnh. Hai khái niệm này có sự khác biệt cơ bản về tầng bậc chính sách, bản chất khoa học và về khung thời gian. Chẳng hạn, về khung thời gian của QH tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có chu kỳ 5 năm, tầm nhìn 10 năm.
Trái lại, QHXD phải dựa trên khung thời gian đủ để hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng cơ bản, nên thường có thời hạn dài hơn 10 năm, tầm nhìn 20 năm hoặc hơn. Nếu đặt khung thời gian quá ngắn sẽ khó đưa công cuộc xây dựng vào QH.
Vì vậy, nếu không tồn tại QHXD tỉnh, có thể xảy ra 2 trường hợp. Một là QH tỉnh sẽ trở thành khối quyết sách khổng lồ, trở nên quá cứng nhắc trong thực tế và khó thay đổi theo biến động thời cuộc. Hai là QH tỉnh sẽ trở thành cơ sở pháp lý tượng trưng, không có hiệu quả áp dụng thực tiễn, do nó không bao quát để phân xử những cạnh tranh phát triển đa dạng trong vùng, đặc biệt liên quan đến không gian, đất đai, môi trường.