Việc lạm dụng quá nhiều bia rượu và nhiễm vi khuẩn HP làm tăng từ 2-6 lần nguy cơ bị ung thư dạ dày. Bệnh thường gặp cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều là từ 40-49 tuổi. Đáng chú ý, các triệu chứng lâm sàng như đau rát vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày. Để chẩn đoán phân biệt viêm dạ dày và ung thư dạ dày, bệnh nhân nên làm nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày do vi HP, một tác nhân gây viêm và loét dạ dày, và cũng là yếu tố nguy cơ chính của ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, những người trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, phì đại dạ dày, một số hội chứng di truyền như FAP, Lynch… có nhiều nguy cơ ung thư dạ dày. Và môi trường ô nhiễm, khói bụi, có tiền sử hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm hun khói, mỡ động vật… làm tăng tỷ lệ mắc ung thư.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua 3 con đường chính. Thứ nhất, lây qua đường miệng-miệng, khi vợ/chồng đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người nhiễm HP, người kia cũng cần đi kiểm tra. Thứ hai, lây qua đường phân-miệng, sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng. Thứ ba, lây qua đường dạ dày-miệng, vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng... là điều quan trọng, tối cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Để dự phòng lây nhiễm và loại trừ khuẩn HP, cần chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ. Tránh stress, lo âu. Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết.
Những dấu hiệu
Những dấu hiệu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý bằng nội soi định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày mà người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu sau: Ăn uống kém hoặc ợ nóng; Đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau; Nôn và buồn nôn; Nuốt nghẹn sau xương ức; Chướng bụng; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu sức; Gầy sút nhiều; Xuất huyết (ói ra máu hoặc máu trong phân).
Khi bệnh chứng rõ ràng, người bệnh có nhiều triệu chứng. Trong đó, sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong 1-3 tháng.
Đau bụng, bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của ung thư, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm. Chán ăn, triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn. Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Đi ngoài phân đen, hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Các biện pháp điều trị
Nội soi ống mềm cắt ung thư sớm dạ dày
Nội soi ống mềm cắt ung thư sớm dạ dày
Với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, trang thiết bị y tế hiện đại, như hệ thống nội soi phóng đại gấp 10, 100 thậm chí hàng ngàn lần cùng với công nghệ nhuộm màu trực tiếp, có thể phát hiện được các tổn thương còn rất sớm trên niêm mạc dạ dày. Từ đó, qua phương pháp nội soi tiêu hóa bác sĩ nội soi có thể phát hiện những thay đổi trên cấu trúc niêm mạc, mạch máu của dạ dày, có thể sinh thiết phát hiện những tổn thương tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao như nghịch sản, viêm teo, chuyển sản ruột…
Phẫu thuật cắt bỏ
Phẫu thuật cắt bỏ
Nếu bệnh nhân được phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn có thể mổ được hoặc có thể điều trị được và sức khỏe đảm bảo để chịu đựng phẫu thuật, nên được cắt bỏ dạ dày đầy đủ nếu cần thiết để đảm bảo có diện cắt sạch. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh. Nếu phẫu thuật cắt bỏ tất cả dạ dày, bệnh nhân sẽ được tái lập lại đường tiêu hóa bằng ruột non, giúp người bệnh trong việc ăn uống.
Hóa trị - Xạ trị
Sử dụng các loại thuốc hóa chất nhằm diệt tế bào ung thư hoặc ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Đôi khi, người bệnh sẽ được chỉ định hóa trị trước khi phẫu thuật. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, dùng các chất phóng xạ tác động vào khu vực có tế bào ung thư. Điều trị phối hợp với hóa trị hoặc xạ trị có thể cải thiện sự sống của người bệnh sau phẫu thuật.
Liệu pháp miễn dịch
Đây là thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng cho các loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân
Hóa trị - Xạ trị
Sử dụng các loại thuốc hóa chất nhằm diệt tế bào ung thư hoặc ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Đôi khi, người bệnh sẽ được chỉ định hóa trị trước khi phẫu thuật. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, dùng các chất phóng xạ tác động vào khu vực có tế bào ung thư. Điều trị phối hợp với hóa trị hoặc xạ trị có thể cải thiện sự sống của người bệnh sau phẫu thuật.
Liệu pháp miễn dịch
Đây là thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng cho các loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân
Liệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư là liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân của cơ thể trong ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư. Sự tăng cường hệ miễn dịch có thể được thực hiện bằng cách thu nhận các tế bào miễn dịch diệt tự nhiên (Natural Killer cells - NK) và tế bào T gây độc (cytotoxic T lymphocytes - CTLs) từ cơ thể người bệnh sau đó tăng sinh và hoạt hóa các tế bào này trong phòng thí nghiệm rồi truyền trở lại cơ thể người bệnh để các tế bào miễn dịch này sẽ tấn công các tế bào ung thư.