ECB: DN giảm vay mượn trong tháng 7

Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lượng tiền cho các doanh nghiệp vay mượn tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7 đã giảm mạnh, trong đó số tín dụng dành cho khu vực tư nhân vay giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi đã giảm 1,6% trong tháng 6.

Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lượng tiền cho các doanh nghiệp vay mượn tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7 đã giảm mạnh, trong đó số tín dụng dành cho khu vực tư nhân vay giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi đã giảm 1,6% trong tháng 6.

 

Lượng tiền cho các doanh nghiệp phi tài chính vay giảm 3,7% sau khi đã giảm 3,2% trong tháng Sáu trước đó, và hoạt động cho các hộ gia đình vay chỉ tăng nhẹ 0,1% sau khi đình trệ trong tháng Sáu.

 Theo nhà kinh tế Christian Schulz tại Ngân hàng Berenberg thì đây là một "ghi nhận tiêu cực mới" đối với khu vực Eurozone.

 Trong khi nhà phân tích Loredana Federico tại UniCredit nhìn nhận rằng trong lúc các chỉ số gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Eurozone đang ngày càng trở nên chắc chắn hơn thì sự sụt giảm trong lĩnh vực cho vay đối với khu vực tư nhân dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn trong những tháng tới, chủ yếu do nhu cầu vay mượn còn yếu trong khi các điều kiện cho vay bị siết chặt lại.

 ECB cũng vừa cho công bố các số liệu mới nhất về nguồn cung tiền, một chỉ dấu ban đầu về lạm phát, theo đó cho thấy nguồn cung tiền đã tăng 2,2% trong tháng 7, sau khi tăng 2,4% trong tháng 6.

 Tuy nhiên, nhà kinh tế Christian Schulz tin tưởng rằng, mặc dù lĩnh vực cho vay sẽ không mấy sáng sủa hơn trong thời gian tới, song các con số trên đã cho thấy những căng thẳng tài chính đang dịu đi khá rõ.

 Còn đối với ECB, ông Schulz cho rằng các con số trên "cung cấp đủ lý do" để ngân hàng này giữ nguyên lãi suất ở các mức thấp thêm một thời gian nữa mà không nhất thiết phải có thêm hành động nào. Ông cho hay hiện sự phục hồi của nền kinh tế không còn được trợ sức bởi tín dụng nữa mà do xuất khẩu và niềm tin gia tăng.

 Tuy nhiên, theo ông, khi nền kinh tế được cải thiện và được sự hỗ trợ của lãi suất thấp, nhu cầu về tín dụng sẽ lại tăng lên.

Các tin khác