EU muốn sửa luật để ngăn chặn khủng hoảng chuỗi cung ứng

(ĐTTCO) - Các quy định được đề xuất nhằm mục đích giảm bớt áp lực do các sự kiện như chiến tranh Ukraine.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Brussels đang tìm kiếm quyền hạn khẩn cấp để buộc các quốc gia thành viên dự trữ các sản phẩm chủ chốt và phá vỡ hợp đồng trong một cuộc khủng hoảng như chiến tranh ở Ukraine hoặc đại dịch coronavirus, theo kế hoạch được Ủy ban châu Âu (EC) tiết lộ hôm thứ Hai 19/8.

Đạo luật sẽ ngăn cản các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Trung Quốc, thực hiện các biện pháp tương tự mà không thông báo trước cho ủy ban.

“Công cụ khẩn cấp thị trường duy nhất” sẽ cung cấp cho EC không gian rộng rãi để ban bố tình trạng khẩn cấp. Sau đó, Brussels sẽ có thể kích hoạt một số biện pháp can thiệp để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có, ví dụ bằng cách tạo điều kiện cho việc mở rộng hoặc định vị lại dây chuyền sản xuất", EU cho biết.

Thierry Breton, ủy viên thị trường nội bộ, cho biết công cụ pháp lý mới sẽ “cung cấp câu trả lời mang tính cấu trúc để duy trì sự di chuyển tự do của hàng hóa, con người và dịch vụ trong những thời điểm bất lợi”.

"Cách tốt nhất để quản lý một cuộc khủng hoảng là dự đoán nó, giảm tác động của nó hoặc ngăn nó xảy ra", ông nói hôm thứ Hai và thêm rằng các quy tắc mới sẽ cho phép Brussels yêu cầu các công ty cung cấp thông tin về năng lực sản xuất và hàng tồn kho của họ.

Các đề xuất khó có thể trở thành luật trong vài tháng, nhưng có thể được đưa ra trước khi ủy ban hiện tại kết thúc nhiệm kỳ của mình vào năm 2024.

Trong cuộc khủng hoảng Covid, các nhà quản lý ở Brussels đã thông qua luật cho phép cấm xuất khẩu vắc-xin như một phản ứng đối với việc Hoa Kỳ chặn các chuyến hàng tiêm chủng sang châu Âu.

Các quốc gia thành viên cũng buộc các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang máy thở và khẩu trang vì họ phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nguồn cung.

Các quan chức EU cho biết hiện đang có những vấn đề tương tự trên thị trường phân bón. Giá khí đốt cao đã làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất và hạn chế sản lượng 70% trên toàn EU.

Các quan chức cho biết khối cần chuẩn bị tốt hơn để phản ứng với cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp theo. Một số quốc gia khác đã có các biện pháp dự trữ chiến lược và các đơn đặt hàng ưu tiên, chẳng hạn như Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Hoa Kỳ.

Các tin khác